xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xử lý triệt để nợ BHXH tại các doanh nghiệp phá sản

Tin-ảnh:Đ.Viên

(NLĐO)- Tình trạng nợ BHXH, chậm đóng BHXH diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều địa phương và tỉ lệ nợ vẫn còn cao, gây thiệt thòi quyền lợi người lao động.

Liên quan đến việc giải quyết quyền lợi của người lao động (NLĐ) trong các DN nợ BHXH, Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị xem xét, thẩm định dự thảo Nghị định quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Bộ LĐ-TB-XH cho biết, theo báo cáo của BHXH Việt Nam thì hiện nay tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH có giảm nhưng vẫn diễn ra ở nhiều DN, nhiều địa phương và tỷ lệ nợ vẫn còn cao. Hiện đã có quy định cho phép các DN đang còn hoạt động nợ tiền đóng BHXH có thể giải quyết quyền lợi cho những NLĐ điều kiện hưởng BHXH hoặc thôi việc chuyển đơn vị, DN khác; quy định về ưu tiên giải quyết các khoản nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN khi DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ bỏ trốn hoặc các DN giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động mà sau khi thanh lý tài sản không còn đủ tiền trả nợ BHXH thì chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH đối với NLĐ trong các đơn vị, DN này.

Để góp phần thực hiện có hiệu quả công tác thu BHXH, hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH kéo dài và đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng việc nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quy định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN và bảo đảm quyền lợi của NLĐ là cần thiết.

Dự thảo này do Bộ LĐ-TB-XH chủ trì xây dựng, gồm 4 chương và 16 điều. Nghị định này ra đời nhằm giải quyết cho quyền lợi về bảo hiểm của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản hoặc DN có chủ bỏ trốn. Một trong những quy định đáng chú ý của dự thảo Nghị định này là Điều 14 về nguồn kinh phí xử lý nợ và bảo đảm quyền lợi về BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ. Theo đó, đối với các trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật thì nguồn kinh phí đảm bảo khoản tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại khoản 3, điều 122 của Luật BHXH.

Xử lý triệt để nợ BHXH tại các doanh nghiệp phá sản - Ảnh 1.

Công nhân tại một doanh nghiệp rầu rĩ khi giám đốc bỏ trốn, nợ BHXH hàng tỉ đồng

Theo dự thảo, nợ BHXH, BHYT, BHTN được phân loại như sau:

1. Nợ chậm đóng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng.

2. Nợ đọng là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng.

3. Nợ kéo dài là các trường hợp đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên và không bao gồm các trường hợp đơn vị tại Khoản 4.

4. Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo