xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xuất khẩu lao động vượt khó

Bài và ảnh: GIANG NAM

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang phải điều chỉnh các chính sách để vượt khó trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra

Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) nhận định kế hoạch đưa lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng năm nay chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt trong bối cảnh những thị trường truyền thống lớn như: Nhật Bản, Đài Loan - Trung Quốc (TQ), Hàn Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh do dịch bệnh Covid-19.

Vì sự an toàn của người lao động

Tại TP HCM, ngay từ đầu năm 2020, hoạt động tuyển sinh, phái cử lao động ra nước ngoài làm việc của các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã đối diện nhiều khó khăn.

Đại diện Công ty TNHH M.L (quận 7, TP HCM) cho biết việc thực hiện nghiêm khuyến cáo của Bộ LĐ-TB-XH tạm ngưng đưa lao động sang những vùng có dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch hoạt động của các DN XKLĐ. Trong đó, phải kể đến những DN chuyên đưa lao động sang các thị trường Đông Bắc Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan - TQ, Hồng Kông - TQ...

"Ngay khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Bộ LĐ-TB-XH và UBND TP HCM, chúng tôi đã cho học viên nghỉ học, nhân viên làm việc và đối tác nước ngoài đến liên hệ công việc đều được áp dụng các biện pháp theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Vì vậy, chúng tôi đã không để xảy ra bất cứ sai sót nào. Hiện công ty vẫn duy trì các biện pháp phòng chống dịch để khi được đi học trở lại, học viên được an toàn tuyệt đối" - đại diện Công ty TNHH M.L nói.

Xuất khẩu lao động vượt khó - Ảnh 1.

Thị trường lao động châu Âu đang là hướng đi được nhiều bạn trẻ chọn lựa

Đại diện Công ty TNHH M.L còn cho biết đang phối hợp chặt chẽ với các đối tác tại Nhật Bản khảo sát những vùng không có dịch để sớm nối lại việc tiếp nhận lao động, sau đó tiến hành các thủ tục xin phép Bộ LĐ-TB-XH cho đưa người sang.

Ông Lê Văn Thanh - giám đốc một công ty XKLĐ khá uy tín tại quận Tân Bình, TP HCM - chia sẻ dù các hoạt động tuyển sinh tại chỗ, học ngoại ngữ, học văn hóa vẫn tạm ngưng theo chỉ đạo của UBND TP HCM nhưng bộ phận văn phòng thì làm việc ngày đêm để nắm tin tức những lao động do DN phái cử. Tình hình sức khỏe của các lao động trong vùng có dịch bệnh được cập nhật và báo cáo hằng ngày lên lãnh đạo công ty.

"Rất may là người lao động vẫn an toàn và chúng tôi liên tục giữ liên lạc với họ để kịp thời thông báo các thông tin liên quan đến dịch bệnh cũng như chính sách của nước sở tại. Ưu tiên của DN là sự an toàn của NLĐ" - ông Thanh nhấn mạnh.

Tìm hướng đi mới

Bà Nguyễn Thị Hoài Phượng - Giám đốc Tư vấn tuyển sinh và Marketing cho một DN khá lớn về XKLĐ sang Nhật Bản trên địa bàn quận Gò Vấp, TP HCM - khẳng định các DN XKLĐ sẽ gặp khó khăn trong năm 2020. Chỉ tiêu tuyển sinh đầu năm đã gặp phải khó khăn, trong khi các đơn hàng đã ký buộc tạm ngưng vì khuyến cáo của các cơ quan quản lý nhà nước không được đưa lao động sang vùng có dịch. DN mà bà Phượng đang làm cũng tính đến phương án điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh và khai phá thị trường mới, tránh việc phụ thuộc vào một thị trường như hiện tại.

"Không chỉ ngưng đưa lao động sang vùng có dịch theo chỉ đạo của Bộ LĐ-TB-XH, các hoạt động tư vấn tuyển sinh cũng gặp khó khăn bởi tâm lý chung của cả học sinh và phụ huynh. Chẳng ai muốn tụ tập theo khuyến cáo vì sợ lây bệnh. Vì thế, chúng tôi đẩy mạnh công tác tư vấn tuyển sinh qua hình thức online. Theo ghi nhận của chúng tôi, phụ huynh và học sinh rất quan tâm đến các chương trình đi nước ngoài làm việc và cũng đang chờ hết dịch để tiến hành nhập học, làm thủ tục, hồ sơ" - bà Phượng cho biết.

Theo bà Phượng, nhu cầu ra nước ngoài làm việc và học tập của lao động Việt Nam vẫn còn lớn. Họ có xu hướng sang những thị trường mà thu nhập cao hơn, nơi có mức an sinh xã hội tốt hơn như một số nước châu Âu. Do đó, công ty của bà đang đàm phán với các đối tác đến từ Đức, Ba Lan, Romania để ngay trong năm nay sẽ triển khai các chương trình đưa lao động sang các thị trường này trong năm 2021.

Ông Nguyễn Du, Viện trưởng Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á, nhận định những gì mà dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với hoạt động XKLĐ chắc chắn là rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội tốt để các DN XKLĐ xem lại cách chọn thị trường theo hướng đa dạng hóa để tránh lệ thuộc vào một thị trường nhất định, đặc biệt là khi có sự cố ngoài ý muốn.

"Các DN trong lĩnh vực này cần liên kết mạnh mẽ hơn nữa để chia sẻ các cơ hội mở rộng thị trường cũng như chọn lọc đối tượng tuyển sinh để xây dựng một lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ phát triển đất nước về sau" - ông Du nhìn nhận.

“Các DN đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài dừng ngay việc đưa lao động đi làm việc tại các khu vực có dịch. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với DN không chấp hành. Có các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo NLĐ chủ động khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của nước sở tại; tuyên truyền, động viên, khuyến khích NLĐ Việt Nam ở nước ngoài, nhất là lao động tại Hàn Quốc, Đài Loan - TQ, Nhật Bản... yên tâm làm việc, hạn chế đi lại, không đến các vùng có dịch và không rời khỏi quốc gia, vùng lãnh thổ đó” - Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung nêu rõ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo