Dự án này nhằm mục đích tạo ra một nền tảng phần cứng linh hoạt từ các mô-đun rời có thể lắp ghép lại với nhau để tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh theo sở thích của người dùng.
Ý tưởng thiết kế ban đầu của "Project Ara". Ảnh: Motorola
Đây được xem là một ý tưởng độc đáo giúp người dùng có thể tùy biến chiếc điện thoại của mình ngoài các thiết lập nhạc chuông hay hình nền riêng cho chiếc smartphoene của mình. Tương tự những gì đã làm với chiếc smartphone Moto X, "Project Ara" của Motorola lần này táo bạo hơn dựa trên một cấu trúc phần cứng logic mà từ đó người dùng có thể tự mình lựa chọn và lắp ráp các thành phần từ bên thứ ba.
Nếu được phổ biến, các smartphone trong tương lai sẽ có khả năng tùy biến phần cứng rất cao.
"Chúng tôi muốn làm cho phần cứng những gì mà nền tảng Android từng làm là tạo ra một hệ thống mà ở đó có sự tham gia sôi động của các nhà phát triển thứ ba, giảm sự phụ thuộc, tăng tốc độ đổi mới và giảm đáng kể thời gian nhát triển", Motorola chia sẻ trên blog của mình.
Cách đây khoảng một tháng, ý tưởng chiếc
smartphone lắp ghép có tên gọi Phonebloks của nhà thiết kế Dave Hakkens cũng được đưa ra dựa trên mô hình trò chơi lắp ghép của Lego. Nơi mà các mô-đun phần cứng rời rạc có thể được lắp ghép hoàn chỉnh theo sở thích của người dùng. Cách tiếp cận này cũng nhanh chóng nhận được nhiều sự ủng hộ từ giới yêu thích công nghệ sau đó.
Ý tưởng về chiếc smartphone có thể lắp ghép theo mô hình Lego của nhà thiết kế Dave Hakkens
Theo đó, trong nhữn tháng tới dự án sẽ bắt đầu lên kế hoạch mời các nhà phát triển tham gia tạo ra các mô-đun cho nền tảng mới này dựa bộ MDK (Module Developer’s Kit) do Motorola phát hành. Thiết kế bao gồm một endoskeleton (endo) và các mô-đun. Endo là một khung cở sở mà từ đó các module của bên thứ ba sẽ được gắn vào, có thể là một bàn phím, một pin phụ, một màn hình hoặc thậm chí là một bộ xử lý,...
Mọi thứ đều có thể, và chúng ta hy vọng sẽ sớm thấy một phiên bản đầu tiên về mô hình smartphone tùy biến hết sức độc đáo vào đầu năm sau.
Bình luận (0)