xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nghệ xanh ở thủ đô mới của Indonesia

Huệ Bình

Nusantara, thủ đô tương lai của Indonesia, lấy công nghệ làm trung tâm.

Đại dự án này được xây dựng trên diện tích hơn 250.000 ha rừng ở tỉnh Đông Kalimantan thuộc đảo Borneo, gấp 3 lần diện tích thủ đô Jakarta.

Hướng đến mục tiêu trở thành mô hình đáng sống và phát triển bền vững, thủ đô mới giữa rừng rậm là nơi hiếm hoi ở Indonesia mà người dân có thể uống trực tiếp nước máy.

Công nghệ xanh ở thủ đô mới của Indonesia- Ảnh 1.

Công nghệ xanh ở thủ đô mới của Indonesia- Ảnh 2.

Công nghệ xanh ở thủ đô mới của Indonesia- Ảnh 3.

Một phần đại công trường xây dựng TP Nusantara, thủ đô mới của Indonesia. Ảnh: Tân Hoa Xã

Chính quyền dành 75% diện tích ở Nusantara cho không gian xanh, quy hoạch lưới điện thông minh với năng lượng tái tạo là chủ yếu. Tính đến đầu năm 2024, nơi đây đã lắp đặt hơn 21.000 tấm pin mặt trời. 

Những con đường được phủ kín bằng xe điện và xe đưa đón tự hành, song song với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để vừa quản lý giao thông hiệu quả vừa kiểm soát tốt lượng khí thải. Theo tờ The Register, Trung tâm chỉ huy và kiểm soát tích hợp (ICCC) đóng vai trò như một đầu não công nghệ của thủ đô mới.

Công nghệ xanh ở thủ đô mới của Indonesia- Ảnh 4.

Cách thủ đô Jakarta hơn 1.000 km về phía Đông Bắc, các đội công nhân đang ngày đêm xây dựng trụ sở hành chính mới cho Indonesia giữa rừng rậm nhiệt đới Borneo. Ảnh: Bloomberg

Đáng chú ý, Cơ quan Quản lý thủ đô Nhà nước mới (IKN) Nusantara cùng với Công ty Điện lực nhà nước PLN đang đặt nền móng cho mạng 5G và các thiết bị thông minh, với kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu quốc gia khổng lồ có dung lượng 160 petabyte để hỗ trợ AI, IoT (internet vạn vật) và phân tích dữ liệu lớn. IoT giúp kết nối nhiều dịch vụ khác nhau, bao gồm quản lý giao thông, tiêu thụ năng lượng, quản lý chất thải và dịch vụ công cộng.

Những tòa nhà tại đây sẽ được ứng dụng tính năng tự động hóa, giám sát tình trạng điều hòa không khí và chiếu sáng, tự điều chỉnh hệ thống thu gom nước mưa và tái chế nước "xám" (nước thải từ các bồn rửa bát, vòi hoa sen và máy giặt)...

Mục tiêu của Indonesia là đạt mức trung hòa carbon vào năm 2045.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo