xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần cơ chế đặc thù cho đầu tư khoa học công nghệ

M.Trí

(NLĐO)- Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là hoạt động rủi ro, mạo hiểm cần được bảo trợ bằng chính sách thiết thực của Nhà nước

Ngày 28-9, tại Thái Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (VST) tổ chức Hội nghị thường niên và Hội thảo "Giải pháp thực thi chính sách cho DN KHCN".

Tính đến hết năm 2022, cả nước có 712 DN KHCN được công nhận trên tổng số 3.000 DN tiềm năng. Đa số các DN đang hoạt động phát triển sản xuất tốt, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp cho xã hội; có nhiều sản phẩm, dịch vụ được thương mại hóa ra thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cần cơ chế đặc thù cho đầu tư khoa học công nghệ - Ảnh 1.

Vinh danh các doanh nghiệp tiêu biểu, sáng tạo, xuất sắc nhất

Tại hội nghị, Chủ tịch VST Hoàng Đức Thảo cho rằng việc thương mại hóa sản phẩm ra thị trường của nhiều DN chưa đạt kết quả như mong muốn, việc kết nối, chia sẻ hợp tác, chuyển giao công nghệ còn hạn chế dẫn đến không đạt hiệu quả trong kinh doanh cao và việc tái đầu tư theo yêu cầu.

Mặt khác, việc thực thi chính sách hỗ trợ DN chưa đồng bộ, dẫn đến việc phát triển KHCN còn khiêm tốn, nhiều DN còn lúng túng, chưa có hướng đi đúng.

Theo Chủ tịch VST, Nghị định 13/2019 của Chính phủ về DN KHCN là một bước đột phá về cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động DN KHCN với các ưu đãi về thuế thu nhập DN, đất đai, tín dụng… Tuy nhiên, qua ý kiến khảo sát của các DN thành viên VST, trong quá trình thực thi nghị định, kết quả còn rất hạn chế.

Kết quả khảo sát của VST đối với 167 DN thành viên cho thấy đa số DN KHCN không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định 13. Cụ thể, mới chỉ có 6 DN được ưu đãi với tổng số tiền ưu đãi là 91 tỉ đồng. Trong khi đó, 18 DN chưa biết cách tiếp cận cơ chế ưu đãi; 1 DN có doanh thu sản phẩm KHCN không đủ tỷ lệ 30% để nhận ưu đãi, 141 DN chưa được hưởng ưu đãi.

Theo phản ánh các DN, hiện chưa có cơ chế thiết thực để bảo hộ thị trường, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, sản phẩm mới. Cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo, ban hành chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời.

Trước thực trạng này, Chủ tịch VST kiến nghị Nhà nước cần sớm ban hành nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu, theo đó thực thi các quy định về ưu đãi hoạt động đổi mới sáng tạo. Các tổ chức trực thuộc Bộ KH-CN tăng cường phối hợp với các sở KHCN địa phương tổ chức, tập huấn, hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định 13, bảo đảm DN KHCN đều được hưởng lợi từ nghị định này.

Hiệp hội cũng kỳ vọng DN mạnh dạn đầu tư, nêu ý kiến, quan điểm, "gõ cửa" các bộ ngành nhằm kêu gọi sự hỗ trợ, kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn liên quan đến đầu tư nghiên cứu, chính sách phục vụ sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tại hội nghị, VST đã vinh danh 21 DN tiêu biểu, sáng tạo, xuất sắc nhất.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo