xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp Việt tham gia sản xuất máy tính bảng, laptop

T. Nhân

(NLĐO)- Nhiều doanh nghiệp mong muốn sử dụng vi mạch "make in Việt Nam" để đưa vào sản phẩm thay cho sản phẩm nhập khẩu với tính phụ thuộc và chi phí rất cao.

Sáng 5-7, Tập đoàn Điện Quang và Công ty CP Công nghệ Xelex đã ký kết hợp tác chiến lược để cho ra đời những sản phẩm máy tính bảng, máy server, thiết bị điện tử… "Make in Việt Nam".

Thỏa thuận hợp tác được ký kết trong khuôn khổ Toạ đàm về chiến lược nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và sản xuất các thiết bị điện tử, công nghệ viễn thông 5G "make in Việt Nam" do hai đơn vị này tổ chức.

Theo đó, Điện Quang sẽ là đối tác chiến lược không những hợp tác sản xuất mà còn cung cấp những thành phần linh kiện khác phục vụ các dòng sản phẩm máy tính bảng, laptop, máy server và thiết bị điện tử của Xelex. 

Việc ký kết hợp tác này được kỳ vọng mở ra tương lai tốt đẹp cho ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin - viễn thông 5G Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp nói riêng. 

Doanh nghiệp Việt tham gia sản xuất máy tính bảng, laptop - Ảnh 1.

Đại diện Công ty Điện Quang, Xelex và các nhà khoa học lĩnh vực điện tử, vi mạch trao đổi về tương lai ngành điện tử, vi mạch Việt Nam

Tại toạ đàm, ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT Điện Quang, cho biết thiếu hụt chip trên toàn cầu là một vấn đề nóng được các quốc gia hết sức quan tâm. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi và cơ chế thông thoáng nhằm thu hút sự đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp còn khá non trẻ này. Thấy được cơ hội trong khó khăn, ngành điện tử và vi mạch Việt đang từng bước mở cho mình hướng đi mới để phát triển mạnh hơn sau đại dịch.

"Hiện tại, doanh nghiệp nào tự chủ được công nghệ và một phần vật liệu sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Chính vì vậy, cần có sự bắt tay của các doanh nghiệp, cộng đồng điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành công nghiệp phụ trợ để cho ra đời những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao ở trong nước mang thương hiệu "make in Việt Nam" - ông Hưng kỳ vọng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo