xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Đức Anh

(NLĐO) – Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn ở Bình Định là tác phẩm điêu khắc Champa, có niên đại cuối thế kỷ 11.

Ngày 21-11, tại Bảo tàng tỉnh Bình Định, Sở Văn hoá và Thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn.

Công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia- Ảnh 1.

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

Theo ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Bình Định, từ năm 2015 - 2024, tỉnh này có 13 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận. Tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc đá Champa.

Trong đó, Bảo tàng tỉnh Bình Định đang lưu giữ 8 bảo vật gồm: phù điêu nữ thần Mahisha Sura Mardini, niên đại đầu thế kỷ 12; phù điêu thần Brahma, niên đại cuối thế kỷ 12; cặp phù điêu chim thần Garuda diệt rắn, niên đại thế kỷ 12 - 14; phù điêu nữ thần Sarasvati, niên đại đầu thế kỷ 12; phù điêu thần hộ pháp Mả Chùa, niên đại thế kỷ 12; hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 12. Còn 5 bảo vật quốc gia khác đang lưu giữ ở các địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cả 13 bảo vật quốc gia trên là những hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, hình thức độc đáo, có giá trị lớn đối với công tác nghiên cứu và nhận thức các vấn đề về văn hóa, lịch sử liên quan đến văn hóa Champa trên vùng đất Bình Định. Đây không chỉ là tư liệu khoa học quan trọng đối với khảo cổ học, mà còn có giá trị lớn đối với nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, tôn giáo của dân tộc.

Công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia- Ảnh 3.

Tượng sư tử đá thành Đồ Bàn đang trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Bình Định

Riêng 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện năm 1992 tại thôn Bả Canh, gần tháp Cánh Tiên trong khu vực thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định.

Hai tượng sư tử đá này là tác phẩm điêu khắc Champa, hình tượng sư tử trong tư thế nửa nằm, nửa đứng. Đây là hình tượng điêu khắc độc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc tượng sư tử của Champa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo