icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Nghĩa trang liệt sĩ dưới biển, tại sao không!

Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thị Thu Thủy, (con và vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Hiếu; ngụ ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)

(NLĐO) - Nghĩa trang liệt sĩ dưới đáy biển sẽ trường tồn về theo thời gian và ăn sâu trong tâm thức từng người Việt Nam yêu nước, là "địa chỉ đỏ" khẳng định chủ quyền quốc gia.

Nhiều người Việt Nam, trong đó có kiều bào ở nước ngoài đều khao khát được một lần ra đặt chân đến Trường Sa, đến những đảo rất xa nơi tiền tiêu, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Nghĩa trang liệt sĩ dưới biển, tại sao không!- Ảnh 1.

Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa)

Đã có nhiều tràng hoa được thả xuống mặt biển từ boong tàu để tưởng nhớ đến những người anh dũng hi sinh bảo vệ chủ quyền biển, đảo mà chưa có một nghĩa trang dành riêng cho các anh hùng liệt sĩ ở đó.

Với tư cách là vợ, con của liệt sĩ, chúng tôi luôn mong mỏi có một nghĩa trang liệt sĩ đặt dưới đáy biển, ở giữa lòng biển Đông mang tên Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sa hoặc Nghĩa trang liệt sĩ Gạc Ma.

Ý tưởng xây dựng nghĩa trang này nhằm ghi công các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hi sinh bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc thiêng liêng nói chung, 64 liệt sĩ đảo Gạc Ma nói riêng. Thông qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm công dân, nhất là đối thế hệ trẻ trong và ngoài nước.

Nên chăng khuôn viên nghĩa trang liệt sĩ bao gồm 64 mộ chí chiến sĩ Gạc Ma được thiết kế đặc biệt giống nhau về kích cỡ, chất liệu chống hoen gỉ, ăn mòn của nước biển và thời gian.

Trên các mộ chí là bia mộ điêu khắc Quốc kỳ, Quốc huy Việt Nam, ghi họ tên, năm sinh, quê quán, ngày hy sinh. Các mộ chí được sắp xếp trên một vùng đất tương đối phẳng dưới đáy biển và nông so với mặt nước biển, địa điểm ở gần khu vực đảo Gạc Ma thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Khu vực nghĩa trang liệt sĩ sẽ trở thành địa điểm san hô nhân tạo để hàng năm các đoàn khách từ đất liền đi tàu ra viếng và có thể lặn xuống để thăm nghĩa trang, tận tay sờ vào từng mộ chí liệt sĩ đáng kính, tham quan san hô của biển đảo quê hương.

Làm nghĩa trang dưới đáy biển là một việc làm khó nhưng không phải là không làm được, hoàn toàn mang tính khả thi.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Nghĩa trang liệt sĩ dưới biển, tại sao không!- Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, 83 tuổi, vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Hiếu

Nghĩa trang liệt sĩ đặc biệt này mang ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục mạnh mẽ về lịch sử cách mạng, lòng yêu nước, khẳng định chủ quyền quốc gia về biển đảo nên nhất định sẽ nhân dân ủng hộ.

Một nghĩa trang liệt sĩ dưới đáy biển sẽ trường tồn về theo thời gian và ăn sâu trong tâm thức từng người Việt Nam yêu nước, là "địa chỉ đỏ" khẳng định chủ quyền quốc gia. Thế thì tại sao không!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo