xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Cần phải định giá quyền khai thác khoáng sản

Văn Duẩn - Huy Thanh

(NLĐO)- Đại biểu Trần Hữu Hậu ví von khoáng sản là "miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo", cần phải đậy kỹ, khóa chặt nếu không gần như chắc chắn sẽ phải đuổi, phải đánh, phải nhốt mèo lại

Chiều 28-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Địa chất và Khoáng sản, luật này sẽ thay thế Luật Khoáng sản 2010 hiện hành.

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Cần phải định giá quyền khai thác khoáng sản- Ảnh 1.

Đại biểu Trần Hữu Hậu phát biểu trước Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng

Phát biểu thảo luận, đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn tỉnh Tây Ninh) cho biết báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản 2010 cho thấy việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản mang lại hiệu quả cao, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước nhưng tỉ lệ cấp phép khai thác thông qua đấu giá là rất thấp.

Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Hữu Hậu ngày 4-6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Đặng Quốc Khánh cho biết tỉ lệ đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản thấp là vì Bộ thực hiện theo đúng Nghị định 158/2016, theo đó quy định 7 trường hợp không đấu giá; Bộ sẽ thực hiện tối đa việc đấu giá quyền khai thác khoảng sản. Tuy nhiên, Điều 104, dự thảo luật Địa chất khoảng sản đã lấy lại 3/7 nội dung của Nghị định 158, có quy định rộng hơn và khái quát hơn. Đồng thời, giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và quyết định.

Theo đại biểu Trần Hữu Hậu, chưa biết Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định và quyết định thế nào nhưng nếu không có sự thay đổi căn bản các quy định tại Nghị định 158 thì Bộ TN-MT và các địa phương sẽ khó mà chuyển mạnh sang "đấu giá quyền khai thác khoáng sản" hoặc có hình thức thực hiện phù hợp nhằm đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản của quốc gia.

Vị đại biểu nêu ví dụ khoản b, điều 104 quy định khu vực không đấu giá quyền khai thác là: "Khoáng sản được quy hoạch là nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến ra sản phẩm công nghiệp theo quy hoạch khoáng sản". Quy định như thế là đúng để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến nhưng nếu chỉ quy định như thế thì chưa đủ.

Theo đại biểu, quyền khai thác khoáng sản ở khu vực này cần được định giá phù hợp và đưa vào giá dự toán để tổ chức đấu thầu thực hiện dự án chế biến ra sản phẩm công nghiệp. Như vậy, dù không đấu giá quyền khai thác khoáng sản nhưng ngân sách Nhà nước sẽ giảm bớt thất thoát.

Theo quy định hiện hành, "Các khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác khoáng sản" sẽ không phải "đấu giá quyền khai thác". Quy định như vậy là có lý, có tình, có trước, có sau, nhất là trong điều kiện thăm dò khoảng sản hết sức khó khăn trước đây. 

Tuy nhiên, đại biểu Trần Hữu Hậu cho biết trả lời câu hỏi của ông ngày 4-6 về trường hợp: Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước đã thăm dò xong, có giấy phép khai thác nhưng không tự triển khai các dự án khai thác được do nhiều nguyên nhân thì có thể thực hiện việc đấu giá các mỏ này để huy động các nguồn lực xã hội vào khai thác không? Bộ trưởng Bộ TN-MT cho biết có thể đưa ra đấu giá khi xác định doanh nghiệp không thể thực hiện tổ chức khai thác.

Đại biểu cho rằng trong thực tế, với trường hợp này có nhiều tình huống cần được lưu ý và quy định chặt chẽ để tránh tiêu cực. Ví dụ, doanh nghiệp không tự triển khai các dự án khai thác nhưng có thể dùng quyền khai thác để liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư với doanh nghiệp khác để triển khai khai thác. 

Theo đại biểu, đây là cách làm đúng, mở hướng ra cho doanh nghiệp và huy động được nguồn lực xã hội vào khai thác, chế biến khoáng sản. Nhưng, như vậy, doanh nghiệp khác sẽ không cần đấu giá vẫn đương nhiên được khai thác. "Với trường hợp này, một lần nữa tôi cho rằng: Cần phải định giá quyền khai thác khoáng sản khi đưa vào góp vốn để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước. 

Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua cho thấy việc định giá tài sản, định giá quyền sử dụng đất để đưa vào góp vốn mặc dù đã có những quy định cụ thể nhưng vẫn xảy ra nhiều vi phạm và không ít cán bộ các cấp của chúng ta bị kỷ luật, bị vào vòng lao lý.

"Do đó, việc định giá quyền khai thác khoáng sản là rất cần thiết nhưng khá phức tạp, cần được nghiên cứu và quy định chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch trong luật phục vụ cho các hoạt động liên quan. Và vì vậy, dự thảo Luật Địa chất khoảng sản cần bổ sung 1 điều về định giá quyền khai thác khoáng sản" - đại biểu Trần Hữu Hậu nêu.

Theo đại biểu Trần Hữu Hậu, khoáng sản là tài nguyên quý giá của đất nước, hầu hết không thể tái tạo, bồi đắp; đòi hỏi phải được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đóng góp tương xứng với giá trị của nó vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển đất nước. Đồng thời, khoáng sản cũng là "miếng mỡ ngon đặt trước miệng mèo".

"Ta không thể chỉ tăng cường dạy dỗ, nhắc nhở mèo rằng: ... không được ăn vụng vì đó là thức ăn của chủ… mà cần phải đậy kỹ, khóa chặt; nếu không gần như chắc chắn sẽ phải đuổi, phải đánh, phải nhốt mèo lại, thậm chí xử trảm mèo; làm mất đi những con mèo giỏi bắt chuột vốn là chức năng thiên bẩm của chúng" - vị đại biểu ví von.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo