xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đại sứ "mách" doanh nhân đường ra biển lớn

Dương Ngọc

(NLĐO)- Trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục khó khăn và trước các quy định, tiêu chuẩn mới được đẩy mạnh thực thi như hiện nay, các nhà ngoại giao đã đánh giá thực chất các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp

Từ đó, có các giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư, tận dụng các xu hướng mới, mở ra các ngành lĩnh vực mới… Các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện cùng các doanh nghiệp trao đổi các thông tin để gia nhập thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

Hướng tới tiêu chuẩn cao

Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng cho biết triển vọng kinh tế thế giới không mấy khả quan, dự báo chỉ phục hồi nhẹ vào năm 2024. Tuy nhiên, kinh tế thế giới đang chứng kiến những xu hướng phát triển mới mà tất cả các quốc gia, địa phương, doanh nghiệp trên toàn cầu đang phải thích ứng mạnh mẽ.

Về xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Mỹ, Đại sứ Nguyễn Quốc Dũng thông tin, doanh nghiệp nước này thường ưu tiên cao sự ổn định, theo dõi sát và nhạy bén về chính trị. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Mỹ quan tâm vào các lĩnh vực mới nổi như năng lượng tái tạo, chất bán dẫn, năng lượng xanh…

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Mỹ thường có xu hướng hợp tác, đi cùng nhau để cùng tạo một quần thể hệ sinh thái hoàn chỉnh, thuận lợi về cơ sở hạ tầng, logistics, nguồn nhân lực, năng lượng, phong phú, ổn định…

Đề cập tới thách thức với bản thân doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Bỉ và EU, cho rằng đó là hàng hóa dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, doanh nghiệp Việt nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế; các doanh nghiệp có sự quan tâm đến thị trường EU nhưng chưa có sự quyết tâm cao.

Trong khi đó, ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) nhận định về 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để doanh nghiệp Việt có thể chinh phục thị trường Trung Quốc.

Ông Trung cũng chỉ ra những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường tỉ dân này cũng không nhỏ. Đây không còn là thị trường dễ tính mà ngày càng hướng tới tiêu chuẩn cao, thương mại điện tử đang phát triển. Nông sản Trung Quốc ngày càng có chất lượng tốt, điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tốc độ lưu thông hàng hóa đôi khi chưa được nhanh trong khi là hai nước láng giềng.

Tận dụng nguồn tài chính của các quỹ đầu tư công lớn

Đại sứ Việt Nam tại Ả Rập Saudi Đặng Xuân Dũng cho biết nhiều quốc gia tại khu vực Trung Đông coi các Quỹ đầu tư công là một trong những công cụ quan trọng để phát triển đất nước và phát huy vai trò, vị thế ở khu vực và quốc tế.

Hiện khu vực vùng Vịnh đang có 5 Quỹ đầu tư công, bao gồm: Cơ quan Đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của UAE; Cơ quan Đầu tư Kuwait (KIA); Quỹ đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia; Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA); Bahrain và Oman.

Nhận định về cơ hội để Việt Nam có thể tận dụng nguồn tài chính của các quỹ đầu tư công lớn tại vùng Vịnh, người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam tại Ả Rập Saudi cho hay các quỹ đầu tư hiện có xu hướng đa dạng hóa danh mục đầu tư, không chỉ tập trung vào các khoản đầu tư truyền thống như trái phiếu, bất động sản… mà còn hướng tới các lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, fintech và đặc biệt là blockchain.

Bên cạnh các kiến nghị về khung pháp lý, các nghiên cứu chuyên sâu từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn trong việc lập chiến lược thu hút vốn bài bản với những dự án phù hợp dành riêng cho các nhà đầu tư khu vực vùng Vịnh thay vì chỉ kêu gọi vốn qua các dự án chung chung, không đáp ứng được yêu cầu hết sức cụ thể của đối tác tiềm năng.

Đại sứ góp sức khai mở thị trường Halal

Đại sứ Việt Nam tại Áo Nguyễn Trung Kiên cho biết ngành công nghiệp Halal (ngành công nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hợp chuẩn cho người Hồi giáo) nói chung và thực phẩm Halal nói riêng có quy mô lớn và tiềm năng tăng trưởng cao, gắn chặt chẽ với truyền thống, văn hóa, quy tắc về thực phẩm của các nước theo đạo Hồi.

Đại sứ "mách" doanh nhân đường ra biển lớn- Ảnh 2.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và các đại biểu tại diễn đàn “Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Thị trường Halal sẽ tiếp tục được phát triển hơn nữa, không chỉ dừng lại ở ngành công nghiệp thực phẩm, ngành nông nghiệp mà sẽ mở ra cánh cửa cho nhiều ngành nghề khác như mỹ phẩm, làm đẹp, dược phẩm, du lịch... Đơn cử như ngành du lịch có thể khơi "mỏ vàng" du lịch Halal với dân số theo đạo Hồi rất lớn (chiếm gần 1/4 dân số thế giới). Muốn thu hút người của thế giới đạo Hồi, chúng ta phải có thực phẩm Halal, sản phẩm tiêu dùng Halal, khách sạn theo phong cách Halal… để tạo thuận lợi cho du khách khi đến với Việt Nam.

Đại sứ Việt Nam tại Ả Rập Saudi Đặng Xuân Dũng cho biết năm 2025, thị trường sản phẩm Halal toàn cầu dự kiến đạt quy mô hơn 7.000 tỉ USD và có cơ hội tăng lên 10.000 tỉ USD vào năm 2027.

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp Việt Nam nắm thông tin vẫn chưa đầy đủ, chưa thực sự ưu tiên thị trường Trung Đông, đồng thời các sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các "đối thủ" như Thái Lan, Malaysia…

Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ chi phí để sang tận Ả Rập Saudi xúc tiến thương mại nên Đại sứ quán sẽ cố gắng cung cấp, cập nhật thông tin cho các doanh nghiệp về thị trường. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần chủ động đề xuất những thông tin mà Đại sứ quán có thể hỗ trợ.

Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato Tan Yang Thai cho biết các thực phẩm, sản phẩm đạt chất lượng an toàn và được chứng nhận Halal là niềm tin cho người tiêu dùng Hồi giáo. Chứng nhận Halal được thực hiện bởi các cơ quan chứng nhận Halal độc lập, có đủ điều kiện và người kiểm tra, xác minh, xác nhận các nguồn, thành phần, quy trình và cơ sở liên quan đến việc sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ Halal.

Việc chứng nhận Halal cũng liên quan đến dán nhãn và tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ với logo hoặc biểu tượng của Halal dễ được nhận biết. Chứng nhận Halal đem lại rất nhiều lợi ích cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất, chứng nhận Halal giúp tăng thị phần và sự trung thành của khách hàng, danh tiếng, thương hiệu, lợi thế cạnh tranh. Đối với người tiêu dùng, chứng nhận Halal có thể bảo vệ quyền về tôn giáo, lợi ích về sức khỏe và lựa chọn của họ. Chứng nhận Halal cũng thúc đẩy sự tin tưởng, minh bạch, trách nhiệm giải trình giữa các quyền liên quan trong ngành công nghiệp Halal.

Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) và Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ đang trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn Halal cho Việt Nam và đang nỗ lực tham gia cùng các đối tác quốc tế liên quan để bảo đảm chứng nhận Halal do các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp được công nhận trên toàn cầu. Điều này vô cùng quan trọng đối với nhà sản xuất, xuất khẩu trong nước để họ có thể thâm nhập thị trường Halal toàn cầu. Đây sẽ cơ hội rất tốt cho một quốc gia không theo đạo Hồi như Việt Nam.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo