xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dân mạng tranh cãi về "Hội chứng SBOCA"

Trần Thái

(NLĐO) – Gần đây, cư dân mạng đang lan truyền thông tin về một hội chứng mạng có tên “HCSBOCA”.

Theo đó, đây là cụm từ viết tắt của "Hội chứng sợ bị O. chụp ảnh". O. là một nữ du khách nước ngoài đang du lịch tại Việt Nam. Cô có sở thích chụp ảnh những người dân trên đường phố bằng máy ảnh của mình và tặng lại ảnh cho họ.

Một số video ghi lại câu chuyện này được chính chủ chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Một số người đánh giá cao sự chân thực và tự nhiên trong cách cô ghi lại khoảnh khắc đời thường. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng những bức ảnh này có góc chụp thiếu tinh tế, khiến người trong ảnh trông kém sắc.

Dân mạng tranh cãi về "Hội chứng SBOCA"- Ảnh 1.

Video đạt hơn 2,4 triệu lượt xem của O. ghi lại khoảnh khắc cô chụp ảnh một người lính gây tranh cãi trên mạng xã hội

Từ đó, cụm từ "HCSBOCA" ra đời như một cách nói hài hước của cư dân mạng, ám chỉ nỗi lo bị chụp ảnh một cách bất ngờ và không theo ý muốn. Nhiều người còn đùa rằng nếu bắt gặp O. trên phố, họ sẽ lập tức tránh né để không trở thành nhân vật chính trong một bức ảnh "dìm hàng".

Bên cạnh những ý kiến phản đối, một số người lại bày tỏ sự ủng hộ với hành động của O. Họ cho rằng cô chỉ đơn thuần muốn lưu giữ vẻ đẹp đời thường và chia sẻ niềm vui với mọi người, thay vì cố ý khiến ai đó cảm thấy khó chịu.

Theo tìm hiểu, O. chia sẻ video đầu tiên về nội dung này lên mạng xã hội vào tháng 5-2024. Đến nay, cô đã đăng hơn 100 video về nội dung tương tự. Trong đó, video đạt lượt xem cao nhất đến nay là hơn 2,4 triệu lượt, ghi lại khoảnh khắc O. chụp ảnh một người lính trước Nhà khách Bộ Quốc phòng (Hà Nội).

Hiện tại, câu chuyện về O. vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm, trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Một số người còn cho rằng nữ du khách đã không xin phép trước khi chụp ảnh.

Theo luật sư Bạch Tuyết (Đoàn Luật sư TP HCM), quyền đối với hình ảnh cá nhân được bảo vệ theo Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể, Điều 32 quy định rằng việc sử dụng hình ảnh của một cá nhân phải có sự đồng ý của người đó, trừ một số trường hợp đặc biệt như vì lợi ích quốc gia, cộng đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu hình ảnh bị sử dụng trái ý muốn và gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm hoặc đời tư, người bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trong thực tế, nếu chụp ảnh người khác tại nơi công cộng chỉ để sử dụng cá nhân, không đăng tải hay sử dụng với mục đích thương mại thì không bắt buộc phải xin phép. Tuy nhiên, nếu bức ảnh được đăng lên mạng hoặc sử dụng công khai, đặc biệt là trong các trường hợp có thể ảnh hưởng đến người trong ảnh, thì cần có sự đồng ý của họ. Với mục đích thương mại, việc sử dụng hình ảnh cá nhân càng phải được sự chấp thuận bằng văn bản.

Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm trong những trường hợp như vậy thường chỉ diễn ra khi có khiếu nại từ người bị ảnh hưởng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo