xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đạo diễn Chánh Trực: Khán giả cần món ăn tinh thần mới, lạ, hấp dẫn

THANH HIỆP thực hiện

Luôn trăn trở với sàn diễn, đạo diễn Chánh Trực là gương mặt "3 trong 1" với nghề: diễn viên, dàn dựng và đào tạo

.Phóng viên: Anh có suy nghĩ gì khi tham dự Liên hoan Sân khấu Busan - Hàn Quốc?

Đạo diễn Chánh Trực

Đạo diễn Chánh Trực

- Đạo diễn Chánh Trực: Tôi cảm thấy vinh dự và tự hào khi được tham dự Liên hoan Sân khấu Busan - một liên hoan có tuổi đời rất lâu của Hàn Quốc. Đây là liên hoan sân khấu lần thứ 43 và vở "Đồng chí" của tác giả Lê Thu Hạnh, đạo diễn NSND Trần Ngọc Giàu - Quốc Thịnh đã tham gia 2 suất diễn.

Niềm tự hào dân tộc rất lớn khi trong danh sách tham dự liên hoan chỉ có một vở ghi tiếng Việt. "Đồng chí", cái tên vừa tự nhiên vừa thân thương. Cá nhân tôi không nghĩ rằng một vở kịch chính luận, đặc thù về lịch sử Việt Nam thời hậu chiến lại góp mặt ở một liên hoan sân khấu quốc tế.

.Đảm nhận một vai trong vở "Đồng chí", cảm xúc đọng lại trong anh là gì?

- Thủ vai người cán bộ già trong vở "Đồng chí", tôi diễn mà như không diễn. Gắn bó với sân khấu Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ (còn gọi là Sân khấu 5B) hàng chục năm, tôi chuyên đóng các vai già. Nó là sở trường, cho nên tôi vào vai rất thuận lợi. Có điều khi diễn nhân vật này, tôi có cảm xúc rất khác. Vai diễn khái quát được lịch sử dân tộc, tinh thần đồng đội trong chiến đấu, trong thời bình. Cái cảm giác bi hùng, tự tôn dân tộc đã có sẵn trong lòng nên khi chạm đến là cảm xúc dâng trào. Tôi đã bật khóc khi thể hiện tâm trạng của người đã đi qua chiến tranh, trải qua sống - chết trong chiến tranh bên cạnh những đồng đội thân thương.

.Để dòng kịch chính luận đi vào đời sống, theo anh, nên thay đổi cách viết và dựng như thế nào?

- Đề tài hậu chiến mình cứ nghĩ cái gì đó xa lạ nhưng thật ra ở một đất nước đã trải 2 cuộc chiến, cần có những chuẩn mực về văn hóa, lịch sử dân tộc để soi rọi, để có cách hành xử đúng. Xây dựng cho thế hệ hôm nay sự chuẩn mực về văn hóa đang là thách thức rất lớn, nhất là thời đại bùng nổ toàn cầu hóa như hiện nay.

Đạo diễn Chánh Trực trong một vai diễn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Đạo diễn Chánh Trực trong một vai diễn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Tôi nghĩ đề tài chính luận vẫn luôn được quan tâm, vấn đề là phải viết kịch bản hay để thu hút công chúng. Vở "Đồng chí" chinh phục người xem là do cách dàn dựng rất mộc mạc, dung dị nhưng không thiếu tính thể nghiệm, ước lệ. Vở cũng có những cảnh mang tầm giải trí cao, dí dỏm, nhẹ nhàng khiến khán giả phải bật cười.

.Anh trăn trở điều gì về sân khấu kịch hiện nay?

- Vui nhất là ngày càng có nhiều diễn viên trẻ tài năng đang dần khẳng định mình tại các sân khấu. Dẫu vậy, sân khấu vẫn chậm một bước so với điện ảnh. Một phần là sức lan tỏa của sân khấu không bằng điện ảnh. Lực lượng diễn viên trẻ ở các sân khấu khá đông nhưng rất ít người trở thành hiện tượng của làng giải trí. Nên chăng chúng ta cần những vở diễn lớn, có sức lan tỏa để tạo nên những ngôi sao mới cho sân khấu thành phố.

.Sàn diễn hiện nay đối diện với áp lực phải bán được vé. Khi nhận dựng, diễn vở chính luận, đề tài cách mạng, anh có bị áp lực?

- Sàn diễn hiện tại đang có xu hướng thương mại hóa. Có những sân khấu giải trí phục vụ cho khán giả bình dân. Vậy nên, những vở diễn nghiêm túc, mang tính thời sự, tính chính luận vẫn là một thách thức. Hiện nay, nhiều vở diễn về đề tài cách mạng, chính luận, lịch sử đã có sự chủ động từ các văn nghệ sĩ khi công diễn tại trường học, trung tâm văn hóa, khu công nghiệp... Theo tôi, muốn thu hút khán giả đến với sân khấu kịch nói, chúng ta phải hình thành một lớp khán giả biết thưởng thức. Muốn vậy, phải cho khán giả thụ hưởng những món ăn tinh thần mới lạ, hay, hấp dẫn, từ đó sẽ hình thành một lớp khán giả mà mình mong muốn. Mà muốn có được điều này cần có cả sự chung tay hỗ trợ từ các nhà quản lý văn hóa. 

Theo các nhà chuyên môn, chủ trương xã hội hóa sân khấu đã tạo đất diễn cho các diễn viên trẻ, giúp họ thể hiện những xu hướng nghệ thuật mới. Tuy nhiên, các đơn vị đào tạo lại chuyển động khá chậm trong khâu thực hành nên không ít diễn viên trẻ chưa đủ "nội lực" khi tham gia sàn diễn.

Hiện nay, không ít diễn viên trẻ sở hữu cho mình một kênh riêng trên mạng xã hội. Họ có thể quảng bá hình ảnh bản thân qua "kênh cá nhân" để được các đạo diễn, các nhà sản xuất chú ý. Dẫu vậy, điều này khiến họ sa đà vào xu hướng giải trí, bình dân, dễ dãi.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo