xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đâu phải nhập lại là xong!

Dương Quang

56 tỉnh - thành có đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 đang khẩn trương triển khai phương án thực hiện.

Trong 56 tỉnh - thành này, giai đoạn 2023 - 2025, tổng số huyện thực hiện sắp xếp là 50, dự kiến sau sắp xếp giảm 14 đơn vị; tổng số xã, phường thực hiện sắp xếp là 1.243, sau sắp xếp dự kiến giảm 619 đơn vị.

Riêng TP HCM, Bộ Nội vụ thống nhất phương án sắp xếp 80 phường thuộc 10 quận, giảm bớt 39 phường.

Bước đầu triển khai trên thực tế tại nhiều địa phương đã nảy sinh hàng loạt vấn đề cần giải quyết.

Chẳng hạn, về tiêu chí xã đồng bằng, quy mô diện tích phải là 30 km2, dân số 8.000 người. Diện tích này, số dân này, so với mặt bằng trình độ và số lượng (sau tinh giản) cán bộ - công chức cấp xã nói chung trên cả nước, thì quá sức. Yêu cầu đặt ra là hiệu quả quản lý Nhà nước phải cao hơn sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, trong khi tình trạng quá tải là có thể thấy trước, vậy thì dứt khoát phải có sự điều chỉnh, linh hoạt về tiêu chí.

Giải quyết công sản và cán bộ, nhất là thành phần không chuyên trách, dôi dư sau sắp xếp cũng là vấn đề lớn. Nhiều nơi đã vướng phải chuyện này, rất lúng túng. Ví dụ như tại Quảng Ngãi, sau khi sáp nhập huyện Tây Trà vào huyện Trà Bồng (2020), nhiều công sở bị bỏ phế hơn 3 năm qua, ước tính trị giá ban đầu 516 tỉ đồng, nay đã xuống cấp, hư hỏng, không bán đấu giá được; đời sống của người dân huyện miền núi Tây Trà cũ vẫn khó khăn, khoảng 40 nhân sự dôi dư không biết bố trí vào đâu. Hẳn là 56 tỉnh - thành kể trên cũng đã nhìn thấy trước vấn đề, nhưng làm cách nào để không phải nếm "bài học Quảng Ngãi"? Không dễ tìm đáp án cho nan đề này.

Một rắc rối nữa, không chỉ làm đau đầu các cơ quan quản lý Nhà nước mà phần đông người dân cũng hết sức lưu tâm, đó là đặt tên gì cho đơn vị hành chính mới sau sáp nhập? Nhiều trường hợp gây bất đồng gần đây do đề xuất tên gọi mới bị cho là không phù hợp, làm "mất gốc" hoặc lắp ghép cơ học. Thí dụ, ở Khánh Hòa, thị trấn Diên Khánh dự kiến khi lên phường sẽ mang tên mới Phú Thành. Người dân địa phương không đồng tình với việc thay "Diên Khánh" đã có lịch sử tồn tại 282 năm bằng một cái tên mới toanh; còn lãnh đạo địa phương khi bị cật vấn vì sao lấy tên "Phú Thành" thì không giải thích được!

Hay như huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), sáp nhập xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu, dự kiến lấy tên Đôi Hậu (!). Dân 2 xã chê tên mới "nghe kỳ kỳ" nhưng không xã nào chịu mất tên, đều đòi lấy danh xưng xã mình đặt cho đơn vị hành chính mới.

Nhìn rộng ra cả nước, trường hợp như thế này không phải cá biệt. Cái tên đất, tên làng gắn chặt với truyền thống gia đình, dòng tộc, vùng miền; là sợi dây liên kết và hình thành văn hóa làng qua bao đời; và sức mạnh của làng xã hợp thành sức mạnh quốc gia, dân tộc. Do vậy, việc chọn đặt tên phải hết sức cân nhắc, cần sự đồng thuận cao từ người dân.

Các bộ, ngành đã cam kết không để người dân bị phiền hà, vất vả về giấy tờ hành chính sau sắp xếp. Những mong lời hứa sẽ đi đôi với hành động. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo