xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để cơ hội không trôi đi

Hiếu Nghi

Theo thống kê của Ember - tổ chức tư vấn về khí hậu và năng lượng phi lợi nhuận của Anh, trong báo cáo mới nhất cho biết tổng sản lượng điện mặt trời và năng lượng gió ở Đông Nam Á đạt hơn 50 TWh.

Trong đó, Việt Nam được xác định là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo của khu vực trong những năm qua. Chỉ riêng Việt Nam đã đóng góp 69% tổng sản lượng điện mặt trời và gió trong khu vực vào năm 2022.

Con số này quả là ấn tượng, bởi trong khoảng 2 thập niên qua, chúng ta từ một quốc gia thiếu điện cục bộ đã có thể tự chủ nguồn năng lượng và có bước phát triển vượt bậc, đủ cung ứng cho nền kinh tế và cả xuất khẩu. Quan trọng hơn, cơ cấu phát triển điện năng của Việt Nam phù hợp với những khuyến cáo về phát triển xanh, kinh tế xanh của thế giới khi trong thời gian ngắn khai thác rất hiệu quả tiềm năng thủy điện và bước tiếp cho kế hoạch điện mặt trời, điện gió…

Tuy vậy, dù phát triển nhanh nhưng với quy mô nền kinh tế lớn, chúng ta vẫn canh cánh lo về nguồn cung ứng năng lượng. Nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch đã không còn ưu thế do nguồn nhiên liệu sẽ cạn kiệt, giá thành cao và tác động quá lớn đến môi trường. May mắn là vị trí địa lý, khí hậu của Việt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tuy vậy, đến năm 2022 trong cơ cấu năng lượng quốc gia, nhiệt điện than vẫn chiếm đến 32%, thủy điện 29%, năng lượng tái tạo khoảng 26,4%... Với cơ cấu này, thật khó bảo đảm được các chỉ tiêu theo kế hoạch phát triển kinh tế xanh của quốc gia và các cam kết về phát thải với thế giới.

Xu thế phát triển năng lượng tái tạo là tất yếu và Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển nguồn năng lượng sạch này so với các nước khác trong khu vực. Ngay trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu đặt ra là phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỉ lệ khoảng 30,9%-39,2% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỉ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5%-71,5%.

Thủy điện được đánh giá là rẻ nhất nhưng đến nay chúng ta gần như đã hết dư địa phát triển. Nguồn điện mặt trời, điện gió ngày càng rẻ và phát triển nhanh chóng. Tuy vậy, những cơ chế để phát triển bền vững nguồn năng lượng này vẫn gặp nhiều vướng mắc, thậm chí nhiều dự án đã triển khai trái với quy định hiện hành. Điện gió ngoài khơi rất triển vọng nhưng gặp phải một vấn đề khá nhạy cảm là việc quản lý vùng trời, vùng biển ở các dự án, giá cả, xác định chủ đầu tư…

Nhưng nếu đã xác định phát triển năng lượng tái tạo là tất yếu thì những vướng mắc trên phải được nhanh chóng tháo gỡ. Trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc gia và sự giao thoa mạnh mẽ với thế giới, không cho phép trì hoãn các kế hoạch vĩ mô, đặc biệt là đối với ngành năng lượng. Đây cũng là lý do chỉ trong một thời gian ngắn qua, Chính phủ đã chỉ đạo nhanh chóng thiết lập cơ chế, tháo gỡ những vướng mắc để các nhà đầu tư trong và ngoài nhà nước có thể nhanh chóng tham gia phát triển điện gió ngoài khơi. Phải biến những lợi thế hiện hữu thành nguồn lợi cụ thể mang lại lợi ích lớn nhất cho quốc gia và phục vụ nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo