xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Để thị trường tài chính lành mạnh, bền vững

TS Lê Minh Nghĩa (Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam)

Hệ thống tài chính quốc gia thường bao gồm 3 cấu phần chính: tài chính nhà nước, tài chính tổ chức và doanh nghiệp, tài chính cá nhân/hộ gia đình.

Trong đó, tài chính cá nhân là một thuật ngữ chỉ việc quản lý tài chính của cá nhân/hộ gia đình, bao gồm các nội dung cụ thể như: lập ngân sách, quản lý thu nhập và chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, sử dụng các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, thế chấp, lập kế hoạch nghỉ hưu, kế hoạch thuế, bảo vệ và thừa kế gia sản… Để phát triển thị trường tài chính đồng bộ, hiệu quả thì không thể không quan tâm đến tài chính cá nhân/hộ gia đình - "tế bào cơ sở" của hệ thống tài chính quốc gia.

Sự quan tâm này là xu hướng tất yếu trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân ngày càng cao, sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu tại Việt Nam, cùng với đó là áp lực già hóa dân số ngày càng rõ nét.

Bên cạnh đó là trình độ dân trí tài chính của người Việt Nam nhìn chung còn thấp, nhất là khả nǎng quản lý, hoạch định tài chính cá nhân còn khá khiêm tốn, đáng lo ngại. Theo khảo sát của của Master Card Financial trong giai đoạn 2013-2015, chỉ số hiểu biết tài chính của Việt Nam xếp hạng 12/16, 11/16 và 16/17. Kết quả điều tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2016 cho thấy chỉ số hiểu biết tài chính Việt Nam đạt 11,6 điểm, chỉ cao hơn Campuchia, thấp hơn một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cho ra kết quả phản ánh tương tự.

Đặc biệt, hiện nay niềm tin của người dân đối với thị trường tài chính (các ngân hàng thương mại, các sàn giao dịch chứng khoán, các dự án bất động sản, bảo hiểm, trái phiếu...) vốn bị tổn thương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vẫn chưa thực sự phục hồi. Ngoài ra, tác động tâm lý của đám đông trên thị trường chứng khoán còn đặc biệt mạnh hơn so với các quốc gia khác, trong khi có tới 80% nhà đầu tư là nhà đầu tư cá nhân, tỉ lệ này ở các quốc gia phát triển cũng chỉ khoảng 40%-50%. Nhà đầu tư cá nhân đưa ra quyết định đầu tư đôi khi không dựa trên lý trí hay phân tích tài chính kỹ lưỡng, mà chủ yếu theo đám đông, thậm chí là tin đồn, họ cũng chuyển trạng thái rất nhanh từ "hưng phấn quá mức" sang "bi quan quá đà".

Do đó, đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao dân trí tài chính, quản lý và hoạch định tài chính cá nhân là một trong những giải pháp quan trọng góp phần lành mạnh hóa, ổn định thị trường tài chính hiện nay. Đồng thời, phải tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ cho các hoạt động này, nhất là trong bối cảnh các hoạt động công nghệ tài chính (fintech) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi và có sức ảnh hưởng ngày càng lớn ở Việt Nam.

Cần cụ thể hóa Quyết định 149/QĐ-TTg về "Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", có chương trình chiến lược quốc gia nâng cao dân trí tài chính, phát triển hoạch định tài chính cá nhân toàn diện để bảo đảm cho các chủ thể tham gia thị trường và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, bền vững, an toàn, hiệu quả. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo