xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất bổ sung dịch vụ công ích vào diện chịu thuế giá trị gia tăng

(NLĐO)- Bộ Tài chính đang tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi

Theo cơ quan soạn thảo, Luật Thuế GTGT hiện hành quy định 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trong lần sửa đổi này, Bộ Tài chính đề xuất thu gọn đối tượng không chịu thuế GTGT, chuyển một số hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế 5% hoặc 10%.

Đề xuất bổ sung dịch vụ công ích vào diện chịu thuế giá trị gia tăng- Ảnh 1.

Bộ Tài chính đề xuất thu hẹp các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (Ảnh minh hoạ)

Luật Thuế GTGT hiện hành quy định một số nhóm dịch vụ công ích như: dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và internet phổ cập, dịch vụ duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng...thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cho rằng, quá trình toàn cầu hóa và xã hội hóa đang diễn ra phổ biến và nhiều lĩnh vực dịch vụ công ích đang có xu hướng chuyển sang xã hội hóa ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều đã tham gia cung cấp các nhóm dịch vụ công nêu trên.

Do đó, việc quy định các dịch vụ công đã được xã hội hóa thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng không còn phù hợp. Vì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT nên thuế giá trị gia tăng đầu vào của số vốn đầu tư đưa vào kinh doanh dịch vụ sẽ không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào.

Để khắc phục bất cập này, Bộ Tài chính thấy cần thiết nghiên cứu, sửa đổi để thu hẹp đối tượng không chịu thuế GTGT đối với các dịch vụ công đã được xã hội hóa. Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu sửa đổi quy định áp dụng thuế suất ưu đãi 5% đối với các dịch vụ công đã được xã hội hóa.

Cũng theo Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp như: phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng cho nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ...thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT gặp khó khăn do không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.

Do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Chính vì vậy, Bộ Tài chính cũng đề xuất điều chỉnh bổ sung đối tượng chịu thuế GTGT thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Tại dự thảo Luật, Bộ Tài chính loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%. Theo cơ quan này, Việt Nam nhập khẩu tương đối nhiều phân bón từ nước ngoài. Phần lớn các nước này đưa phân bón vào diện chịu thuế GTGT nên doanh nghiệp của họ được hoàn thuế đầu vào khi xuất khẩu sang Việt Nam.

Mặt khác, phân bón nhập khẩu vào Việt Nam lại không phải chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện hạ giá bán và cạnh tranh không công bằng với phân bón sản xuất trong nước.

Trong khi đó, doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước lại gặp nhiều khó khăn. Do phân bón không thuộc diện chịu thuế GTGT nên các doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào mà phải tính vào chi phí sản phẩm.

Việc này khiến giá thành sản phẩm tăng 5 - 8%, gây bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại. Đồng thời không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Cơ quan soạn thảo cho rằng, không chỉ doanh nghiệp mà Nhà nước và nông dân cũng đều chịu thiệt. Nhà nước mất nguồn thu ngân sách do không thu được thuế GTGT ở khâu nhập khẩu với phân bón trong khi thuế nhập khẩu thì vốn rất thấp hoặc đã được đưa về mức 0%. Mặt khác, nông dân phải mua phân bón với giá cao do các nhà sản xuất trong nước đã đẩy một phần chi phí thuế vào giá thành sản phẩm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo