xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến lúc xóa độc quyền vàng miếng

HUỲNH TRUNG KHÁNH (Cố vấn cao cấp Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam)

Cuộc họp toàn thể của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì,

 với sự thống nhất đề xuất bỏ cơ chế nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, là thông tin được kỳ vọng từ lâu.

Đề xuất trên đã được Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam (VGTA) cùng một số chuyên gia kiến nghị từ nhiều năm qua. Mục đích của những đề xuất này nhằm tăng cung cho thị trường vàng, nhất là vàng miếng SJC vốn từ hơn chục năm nay không có nguồn cung từ nhập khẩu (kể từ Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước độc quyền nhập khẩu vàng) để sản xuất vàng SJC. Giá vàng SJC do thiếu nguồn cung nên ngày càng nới rộng khoảng cách với giá thế giới, một số thời điểm chênh lệch kỷ lục từ 17 - 19 triệu đồng/lượng.

Nếu chính sách quản lý vàng hiện tại được sửa đổi theo hướng Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện cấp hạn mức sản xuất vàng miếng trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ và sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì giải pháp này bước đầu sẽ tạo nguồn cung cho thị trường khi một số công ty đủ điều kiện cũng có thể sản xuất vàng miếng như công ty SJC, PNJ, DOJI…

Theo tôi, giải pháp có thể áp dụng là cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu theo hạn ngạch (quota) nhất định, khi thị trường ổn định sẽ bỏ quota hoặc điều chỉnh dần theo thực tế. Nếu cho nhập vàng nguyên liệu để sản xuất vàng SJC thì cũng cần nhập nguyên liệu sản xuất vàng nhẫn, vàng trang sức, vì nhu cầu thị trường gần đây đối với loại vàng này tăng cao. Vàng trang sức thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa có giá trị như các loại hàng hóa khác, không phải là tiền tệ.

Riêng với câu chuyện lo ngại nhập khẩu vàng nhiều sẽ tốn ngoại tệ, ảnh hưởng tới lạm phát, tỉ giá, cần đánh giá một cách toàn diện hơn, không chỉ lo ngại người dân chỉ mua và tích trữ vàng mà không bán ra! Nếu nhìn trên thị trường thế giới, vàng có nhiều vai trò. Các ngân hàng trung ương, các quỹ đầu tư cũng có những giai đoạn bán vàng ra trong nhiều năm liên tiếp, chứ không chỉ mua vào.

Với vàng trong dân ở Việt Nam, nhiều người có tâm lý mua tích trữ nhưng vẫn có những giai đoạn người dân bán ra khi giá trong nước thấp hơn thế giới. Đơn cử đầu năm 2019, có nhiều thời điểm giá vàng SJC quanh mức 37 triệu đồng/lượng và cao hơn đáng kể so với giá thế giới. Vàng là loại tài sản có tính thanh khoản rất cao nên cũng không quá lo lắng việc người dân mua tích trữ vàng. Hiện tại, nhu cầu mua vàng tăng do các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, đặc biệt là lãi suất tiền gửi thấp, nhưng đến một giai đoạn các kênh đầu tư này hấp dẫn hơn, người dân sẽ bán vàng ra.

Việc sửa đổi chính sách quản lý thị trường vàng theo hướng xóa bỏ độc quyền vàng miếng và cấp phép cho một số doanh nghiệp khác cùng sản xuất vàng miếng là cần thiết, phù hợp với xu hướng quốc tế khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng. Khi điều tiết cung vàng miếng phù hợp sẽ giải quyết được vấn đề chênh lệch giá trong nước với thế giới. 

Thái Phương ghi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo