xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện cái lu ở miền Tây

Theo Đoàn Đại Trí (Thế Giới Trẻ)

Gần như bất cứ gia đình nào ở miền Tây đều có một dãy lu. Nhà nhiều thì có tới vài chục chiếc hay nhà ít cũng dăm ba chiếc.

Lu đặt trước hiên nhà, bên chái bếp, sau mái hứng nước mưa hay bên trong căn nhà… Hiện nay, dù không còn quá quan trọng như ngày xưa nhưng với người dân miền Tây, lu vẫn là vật dụng không thể thiếu trong gia đình, bên căn nhà.

Từ xưa cho tới vài chục năm trước đây, với người miền Tây sông nước, cùng với ngôi nhà thì những hàng lu được coi là "biểu tượng" của kinh tế gia đình. Nhìn những hàng lu, người ta biết gia cảnh của gia chủ thế nào. Từ những lu lớn đựng lúa gạo cho tới lu vừa đựng đậu, mè hay lu nhỏ đựng mắm, khô, đồ ăn… Lu không chỉ là vật dụng trong đời sống thường nhật mà còn như là tài sản của từng gia đình, giúp họ có cuộc sống "tiện nghi" giữa vùng đồng bằng trù phú.

Nhìn những hàng lu nằm lặng lẽ, dù bên ngôi nhà đơn sơ thường mang đến cho người ta cảm giác yên bình, nhẹ nhàng về cuộc sống của người dân vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn này.

Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 1.

Hàng lu chứa nước nằm cạnh nhau ở xã Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa, Long An).

Một ngôi nhà nhỏ ven quốc lộ tuyến đường bờ đê sông Vàm Cỏ Tây (bờ đối diện quốc lộ 62) với những hàng lu chứa nước nằm cạnh nhau ở xã Bình Phong Thạnh (Mộc Hóa, Long An). Với người dân khu vực này, nước ngọt mùa khô như dịp cuối năm hiện nay là khá quý hiếm, mặc dù họ sinh sống ven sông. Mỗi năm, khoảng 7 tháng mùa khô thời tiết khu vực này nắng nóng, không mưa và có phèn mặn. Ngay cả sông Vàm Cỏ Tây khu vực này, nơi cách bờ biển cả trăm cây số, nước vẫn bị nhiễm phèn mặn, rất khó sử dụng.

Ngoài những chiếc lu còn mới, nhiều chiếc lu có tuổi đời hàng chục năm vẫn được người dân sử dụng một cách cẩn thận. Thậm chí một số chiếc bị hư hỏng, bị sứt mẻ vẫn được cẩn thận trám lại, tiếp tục sử dụng.

Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 2.

Một hàng lu hàng chục chiếc, là tài sản quý giá của một ngôi nhà đơn sơ nằm sâu trong khu vực rừng tràm ở Đồng Tháp Mười, trên địa bàn huyện Tân Hưng (Long An)

Mặc dù là nơi có hàng triệu người sử dụng lu nhưng hầu hết các lu ở vùng đồng bằng miền Tây từ xưa tới nay được sản xuất ở nơi khác, cụ thể là khu vực miền Đông Nam bộ. Sau đó, lu được các ghe thuyền của thương lái buôn bán đưa đi, qua hệ thống sông ngòi kênh rạch. Ngày xưa, nghề buôn lu được coi là một trong những nghề làm ăn khấm khá của người dân miệt đồng bằng.

Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 3.

Nghề buôn lu là một trong những nghề làm ăn khấm khá của người dân miệt đồng bằng.


Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 4.

Hình ảnh quen thuộc ở miền quê: một ngôi nhà tranh đơn sơ với những hàng lu dài trước cửa

Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 5.

Một hàng lu bên hông nhà

Chuyện cái lu ở miền Tây - Ảnh 6.

Khung cảnh yên bình với những hàng lu, hình ảnh dễ dàng bắt gặp đâu đó ở miền Tây sông nước.

Hầu hết lu của người dân miền tây là lu sành, được sản xuất bằng cách nung đất sét ở nhiệt độ khoảng 500 độ C. Những chiếc lu này dù không phải độ bền vĩnh cửu nhưng rất bền. Có những chiếc lu có tuổi đời tới vài chục năm.

Một ngôi nhà tranh đơn sơ khác với những hàng lu dài trước cửa. Những chiếc lu cỡ lớn như thế này hiện có giá bán tới 350 ngàn đồng/chiếc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo