xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giống bơ "vàng"

Theo KHÁNH PHÚC (Lâm Đồng Online)

Đó là giống bơ ghép với những cây bơ đầu dòng chất lượng cao, do Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng bình tuyển để sản xuất giống cung cấp cho người dân trong tỉnh.

Sau 2 lần bình tuyển vào các năm 2005 và 2009, đến nay, giống bơ ghép đầu dòng của Trung tâm đã có 9 dòng bơ với nhiều ưu điểm vượt trội, được người dân tin tưởng lựa chọn để chuyển đổi giống và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vinh dự hơn, giống bơ ghép của Trung tâm còn nhận được 2 giải do Viện Chất lượng Việt Nam trao tặng. Đó là “Huy chương Vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn” và “Cúp vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn”.

Giống bơ ghép với 9 cây bơ mẹ đầu dòng được Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng bình tuyển và nhân giống thành công đang nhận được sự ủng hộ từ phía người trồng bơ trong tỉnh.

Ông Lê Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng, cho biết: “Qua 2 lần tuyển chọn, đến nay, Trung tâm đang sở hữu giống bơ ghép đầu dòng với 9 dòng bơ gồm: BLĐ/004, BLĐ/005, BLĐ/007, BLĐ/011, BLĐ/018, BLĐ/033, CĐD.BO.43.01 (cây bơ 36), CĐD.BO.43.02 (cây bơ 38), CĐD.BO.43.03 (cây bơ 40). Tất cả những dòng bơ này đều được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) công nhận là những cây đầu dòng chuyên sản xuất chồi giống. Qua nghiên cứu cho thấy, những dòng bơ này, thuộc vào 2 nhóm hoa chính là nhóm A (nở hoa buổi sáng) và nhóm B (nở hoa buổi chiều). Hai nhóm hoa này, có đặc tính bổ sung thụ phấn cho nhau để cây đậu quả tốt”.

Giống bơ ghép trái vụ BLĐ/034 của anh Bùi Văn Chính đang cho quả

Giống bơ ghép trái vụ BLĐ/034 của anh Bùi Văn Chính đang cho quả

Thực tế cho thấy, cây bơ được người dân trong tỉnh đưa vào trồng từ lâu, nhưng chủ yếu trồng tận dụng đất quanh vườn, đất ranh giới và trồng xen với các loại cây trồng chính như cà phê, chè… Hiện nay, diện tích bơ tập trung chủ yếu ở huyện Bảo Lâm, Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng và TP Bảo Lộc. Trước đây, giống bơ mà người dân vẫn trồng là giống bơ thực sinh (được trồng bằng hạt), do vậy năng suất, chất lượng và phẩm chất chưa cao.

Theo các nhà vườn, 1 kg bơ trồng từ hạt hiện có giá từ 5 - 7 ngàn đồng. Song, những năm gần đây, khi giống bơ ghép đầu dòng được Trung tâm nhân rộng, đã góp phần nâng cao giá trị cho cây bơ Lâm Đồng.

Để khẳng định tiềm năng và giá trị của giống bơ ghép đầu dòng, năm 2010, Trung tâm tiến hành đầu tư xây dựng 9 mô hình trồng xen và 3 mô hình canh tác cây bơ theo tiêu chuẩn VietGAP. Những địa phương mà Trung tâm chọn để triển khai các mô hình, là những nơi có triển vọng phát triển cây bơ như Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.

Đối với mô hình trồng xen, Trung tâm đã xây dựng 5 mô hình ở Đức Trọng, 1 mô hình ở Di Linh và 3 mô hình ở Bảo Lâm và TP Bảo Lộc. Mỗi mô hình được đầu tư trồng trên diện tích 1 ha, với mật độ 178 cây/ha (7 x 8 mét).

Trong 9 mô hình này, Trung tâm đã chọn ra 4 cây bơ giống đầu dòng tốt nhất để trồng hỗn hợp là BLĐ/004, BLĐ/005, BLĐ/018 và BLĐ/033. Sau 3 năm triển khai, cho thấy kết quả của 4 dòng bơ này đều có sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển rất tốt.

Riêng đối với các mô hình canh tác bơ theo tiêu chuẩn VietGAP, Trung tâm tiến hành đầu tư và theo dõi trên tất cả 9 dòng bơ được các nhà vườn tại 2 huyện Bảo Lâm và Đức Trọng lấy giống từ Trung tâm về trồng đã cho quả. Nhờ việc trồng hỗn hợp các dòng bơ thuộc 2 nhóm hoa A và B trên cùng một diện tích và áp dụng khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP vào việc chăm sóc, nên năng suất, chất lượng từ các vườn bơ mang lại là rất cao.

Anh Bùi Văn Chính - một trong 3 mô hình canh tác bơ theo tiêu chuẩn VietGAP (thôn 12, xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm), cho biết: “Hiện tại, gia đình tôi có 1 ha bơ trồng theo tiêu chuẩn VietGAP với 4 dòng bơ chính. Trong đó, có 3 dòng của Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng là BLĐ/033, BLĐ/034, BLĐ/036 và 1 dòng được sưu tầm tại địa phương.

Trước đây, khi vườn bơ gia đình tôi chưa được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, năng suất chỉ đạt từ 14 - 15 tấn/ha. Nhưng, khi được Trung tâm tư vấn kỹ thuật chăm sóc bơ VietGAP, trong 2 năm qua, vườn bơ gia đình tôi đạt năng suất từ 28 - 30 tấn/ha. Đặc biệt, hiện dòng bơ BLĐ/034 là dòng bơ trái vụ, mỗi năm cho trái 2 lần nên hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Với 5 sào đã cho thu, trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi thu lãi từ 220 - 240 triệu đồng”.

Qua các mô hình trồng xen và canh tác bơ theo tiêu chuẩn VietGAP do Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng thực hiện, bước đầu khẳng định được tiềm năng và giá trị của bơ ghép đầu dòng. Đây chính là cơ hội tốt để người trồng bơ trong tỉnh lựa chọn được những giống bơ ghép có năng suất, chất lượng tốt phục vụ cho việc chuyển đổi giống bơ có hiệu quả.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo