xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ma lai thuốc thư: Ẩn họa khôn lường

Theo Hữu Trường (Gia Lai Online)

Đã hơn một tháng trôi qua nhưng gia đình anh Yah, chị Anay, trú tại làng Ktu, xã Chư Á, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai chưa hết bàng hoàng khi cái gọi là “ma lai thuốc thư” bất ngờ ập đến với gia đình mình.

Sáng 15-4-2013, Yin (17 tuổi) là con trai út trong gia đình lên nương một mình, trên đường đi Yin gặp một nhóm người trong làng. Yin chào hỏi nhưng không thấy ai trả lời, Yin nói: “mọi người nghĩ tôi có thuốc thư hay sao mà không trả lời”. Không ngờ, những người này đã vu cho Yin có “thuốc thư”, chuyện Yin có “thuốc thư” nhanh chóng được mọi người trong làng Ktu biết và họ đã liên tưởng đến cái chết của Hmơ (SN 1995), trú cùng làng.
img
Công an TP. Pleiku phối hợp UBND xã Chư Á đưa các đối tượng liên quan đến “ma lai thuốc thư” ra kiểm điểm trước dân. Ảnh: H.T
 
Trước đó không lâu, Hmơ bị bệnh nặng và được gia đình đưa đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Qua kết quả khám và siêu âm, các bác sĩ kết luận Hmơ bị suy tủy, xuất huyết tủy, tràn dịch xuất huyết não. Biết Hmơ bệnh nặng không qua khỏi, Yin đến thăm và động viên bạn, ít hôm sau Hmơ chết, người dân trong làng cho rằng Yin đã bỏ “thuốc thư”.
 
Mù quáng tin vào “thuốc thư”, Mưng (24 tuổi, là anh họ của Hmơ) cùng một nhóm thanh niên trong làng đã kéo đến nhà Yin, dùng gậy đánh tới tấp vào đầu và hậu quả Yin bị thương nặng phải cấp cứu tại bệnh viện. “Thực tế tôi không biết thuốc thư là gì cả, bởi từ nhỏ gia đình nghèo tôi không được học hành, lớn lên chỉ biết chăm chỉ làm ăn để phụ giúp gia đình.
 
Tôi cũng không hiểu vì sao thời gian gần đây mọi người trong làng gặp tôi thường hay né tránh và từ hôm bị đánh tôi mới hiểu là dân làng nghi cho tôi có thuốc thư nên đã đuổi đánh tôi đến ngất xỉu. Giờ tôi bị dân làng xa lánh, kỳ thị. Tôi mong già làng, trưởng thôn và chính quyền địa phương can thiệp để tôi được sống bình thường như mọi người”- Yin tâm sự.
 
Trước đó, vào đầu tháng 3-2013, Gling 19 tuổi, trú tại làng Ktu, xã Chư Á cũng bị nhân dân trong làng đuổi đánh vì nghi Glin có thuốc thư. Một lần Gling và 6 người khác tổ chức nhậu, sau khi uống hết hơn 3 lít rượu thì xảy ra xung đột giữa Glin và một số người trong nhóm. Hai bên cãi vã, thách thức, Glin bụt miệng chửi “có thuốc thư tao sẽ thư chết bọn mày”. Vậy là cả nhóm cho rằng Glin có nuôi giấu “thuốc thư” đã hô hoán dân làng đuổi đánh.
 
Quá sợ hãi Glin phải bỏ làng, đến xã Tơ Tung, huyện Kbang ở nhờ gia đình người thân để đi làm thuê kiếm sống, chỉ đến khi chính quyền địa phương và cơ quan Công an động viên, giải thích Glin mới dám trở về làng. Vừa qua, UBND và các ban ngành, đoàn thể của xã Chư Á phối hợp với Công an TP. Pleiku đưa đối tượng Mưng và những đối tượng liên quan đến các vụ việc trên ra kiểm điểm trước dân.
 
Vận động nhân dân các làng chăm lo lao động sản xuất phát triển kinh tế không tin vào những điều không có thật như “ma lai thuốc thư”, gây mất đoàn kết trong dân làng, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự ở địa phương. Tại buổi kiểm điểm, các đối tượng hứa không tái phạm, không tin vào “ma lai thuốc thư”, chấp hành nghiêm pháp luật.
 
Ngày 18-2-2013, tại làng Wet, xã Chư Jôr, huyện Chư Pah cũng đã xảy ra vụ việc liên quan đến “ma lai thuốc thư”. Khoảng 21 giờ, Ayam (23 tuổi), Siu Tuân (24 tuổi) và 6 người khác cùng trú tại xã Chư Jôr tụ tập uống rượu. Vô tình, Ayam khoác tay lên vai Tuân, tối hôm đó Tuân bị đau bụng, bà Siu Hnhơr (mẹ Siu Tuân) cho rằng Ayam đã bỏ thuốc thư cho con mình nên đã hô hoán một số người trong gia đình kéo đến đập phá nhà và ép buộc Ayam phải thừa nhận mình đã bỏ thuốc thư cho Siu Tuân, bắt Ayam phải viết cam kết bồi thường 12 triệu đồng.
 
Bà Siu Hnhơr đưa con mình đến gặp bà Alem, (63 tuổi, là thầy mo chữa thuốc thư), bằng một số thủ thuật lừa bịp Alem đã lấy từ trong người Tuân một mẩu xương cá và phán “đây là thuốc thư”. Mất tiền mà bệnh không khỏi nên bà Siu HNhơr đã trình báo sự việc đến chính quyền địa phương và cơ quan Công an.
 
Đội điều tra Công an huyện Chư Pah đã kịp thời vào cuộc vạch trần thủ đoạn lừa bịp của bà Alem. Thực chất của việc chữa trị cái gọi là “ma lai thuốc thư” của Alem là chuẩn bị sẵn một mẩu xương cá, giấu trong kẽ chân. Vừa hỏi làm Siu Tuân mất tập trung, Alem vừa bí mật lấy mẩu xương cá lên đặt vào vị trí bị đau của Siu Tuân một cách thuần thục rồi đặt đoạn ống trúc vào vị trí ấy và hút ra một “vật thể lạ”.
 
Bà Alem đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và xin lỗi trước bà con dân làng. Để giải quyết dứt điểm vụ việc, Công an huyện Chư Pah đã vận động Siu Tuân đến bệnh viện khám, siêu âm và được bác sĩ kết luận Tuân bị phù nề dạ dày và sự việc nhanh chóng được làm sáng tỏ.
 
Sự tồn tại của hủ tục “ma lai thuốc thư” ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của bà con nhân dân, gây mất an ninh trật tự ở các buôn làng. Vì vậy, người dân nên nêu cao cảnh giác, phát hiện, tố giác những đối tượng bịa đặt, lợi dụng cái gọi là “ma lai thuốc thư”. Cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương các cấp và các ban ngành, đoàn thể phối hợp với cơ quan Công an tích cực tuyên truyền kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn, không để những sự việc đau lòng xảy ra.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo