xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngày đại tang bên dòng Tà Khốp

Theo Anh Duy (Nghệ An Online)

Cờ tang phủ khắp đỉnh núi Bù Lầu, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), trống đám lẫn tiếng khóc than ai oán. Châu Lý - ngày đại tang bên dòng Tà Khốp với sự ra đi của 10 con người...

Những tiếng khóc xé giữa màn đêm xuất phát ra từ những căn nhà trống huơ trống hoác. Tiếng ai oán lẫn lộn trong tiếng mưa lâm thâm của mùa đông càng làm cho vùng đất Châu Lý như cô tịch; những đứa trẻ thơ dại, ngây ngô vẫn cứ thế leo qua quan tài người bố mà nó không hề hay biết bố mình đã mãi ra đi. Nơi đây đang bao phủ một màu trắng của khói hương, màu trắng của khăn tang và ai oán cho những số phận...
 
Đêm nay mưa phùn, cái lạnh, không khí tang thương cứ bao trùm lấy miền quê nghèo Châu Lý, Quỳ Hợp - nơi mảnh đất rừng thiêng nước độc, nghèo đói nay phải chứng kiến cảnh 10 con người đã mãi vĩnh viễn ra đi trong một vụ tai nạn thảm khốc.
img
Xót xa cảnh nạn nhân hai anh em ruột Thông - Minh
img
Ông Vi Văn Dũng và 3 cháu
 
Như một người không xương, chị gục ngã bên quan tài người chồng, chị Nguyễn Thị Tâm - vợ nạn nhân Lê Văn Lường (42 tuổi, ở bản Na Lạn) than vãn, ai oán, đớn đau đến tột cùng: “Anh ơi về với mẹ con em. Căn nhà anh đang làm dở chưa được ở ngày nào mà anh lại ra đi. Mẹ con em giờ biết làm sao đây. Ông trời sao nỡ bắt chồng tôi đi sớm thế... ”. Chị khóc như oán thân trách phận mình. Căn nhà của anh Lường đang dang dở thì anh đã mãi ra đi trong một buổi sáng đi bốc gỗ thuê định mệnh. Anh chết đi để lại cho chị hai đứa con (một đứa học lớp 10, 1 lớp 9).
 
Trời mưa vẫn cứ đổ, trời càng về khuya càng lạnh và không khí tang tóc như phủ khắp núi rừng. Phía xa xa, căn nhà bé nhỏ cạnh quốc lộ trông như một túp lều đơn sơ. Trong nhà chẳng có một thứ gì đáng giá, đến chiếc giường để nằm ngủ cũng không chứ nói gì đến bộ bàn ghế. Nền nhà vẫn trát tạm bằng đất sét – giữa nhà là hai quan tài của hai anh em Lô Văn Thông (SN 1988) và Lô Văn Minh (SN 1990) đặt song song.
 
Đứa con nhỏ của anh Thông mới hơn một tuổi vẫn đùa nghịch bò qua quan tài người bố mình mà chẳng hề hay biết bố đã mất. Nhìn cảnh đứa con ngây thơ ai cũng phải rơi nước mắt.
 
Chị Lương Thị Dung - vợ nạn nhân Thông la lết bên quan tài người chồng, chị khóc như cạn nước mắt: “Hôm qua (ngày 7-12) anh ấy bảo đi chuyến này về để lấy tiền mua thêm mấy cái tấm gỗ nữa để làm nhà cho chú em. Bây giờ anh ấy đi xa mẹ con tôi thật rồi”.
 
Ông Hùng sinh được 3 người con (2 trai, một gái). Hai anh con trai đều đã có vợ và con. Anh Thông (có một cháu 1 tuổi), anh Minh (em anh Thông có 2 cháu: 2 tuổi và 3 tháng tuổi). Cạnh dòng Tà Khốp là căn nhà của anh Minh vừa mới tháo dỡ được 2 ngày. Để có tiền sửa lại nhà, anh Minh và Thông đã phải đi bốc gỗ thuê và giờ đây hai anh em họ đã về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Cách một con suối nhỏ Tà Khốp, dưới dãy núi Bù Lầu, cờ tang, khăn tang treo khắp vườn trắng muốt. Che khuất bởi những hàng cây cao lớn, là căn nhà lụp sụp của cụ Vi Thị Khuyển (80 tuổi, mẹ của 2 anh em Vi Văn Là (SN 176) và Vi Văn Hiếu (SN 1984). Cụ Khuyển nằm bẹp trên chiếc giường cũ nát, thi thoảng cụ nói đứt quãng: “Bố nó cũng về suối vàng rồi. Nay lại thêm hai đứa chúng nó theo ông mà đi. Giờ thì mẹ, vợ, cháu sống làm sao đây”.
 
Phía cuối căn nhà sàn mộc mạc, người anh đang bế đứa bé mới 2 tháng tuổi con anh Là khóc toáng lên. Tôi kịp ghi lại hình ảnh thì cả nhà nhìn vào cháu mà khóc thương cho số phận khi mới 2 tháng tuổi đã mồ côi bố. “Từ nay nó mất bố thật rồi. Lớn lên làm sao nó biết bố nó thế nào. Tội nghiệp cháu tôi quá...”, ông Lương Thanh Long - anh rể nạn nhân Là chua chát nói.
 
Trời về đêm càng u ám, não nề hơn bởi tang trắng đang phủ lấy đêm đen ở mảnh đất Châu Lý này. Giữa cái lạnh nơi miền biên ải kèm theo những cơn mưa rừng càng như lạnh thêm. Bước chân tôi cứ thế đi hết gia đình nhà này đến hoàn cảnh kia.
 
Vượt con dốc nhỏ dựng đứng, trơn trượt, chiếc xe máy cài số 1 nhưng vẫn phải dừng lại. Tôi cởi giày cuốc bộ hơn 100m, nằm phía trên ngọn đồi cao kia là những tiếng khóc xe màn đêm cô tịch; hiện ra trước mắt là căn nhà sàn xiêu xiêu, vẹo vẹo tôi thầm nghĩ chỉ cần một cơn gió lớn nó có thể thổi đổ.
 
Trong căn nhà ấy là hai chiếc quan tài của hai anh em Vi Văn Việt (SN 1978) và Vi Văn Túi (SN 1984). Túi mất vào cuối giờ chiều ngày 7-12 sau gần 15 giờ đồng hồ cấp cứu tại BVĐK Quỳ Hợp. Tôi tiến đến thắp nén nhương cầu bình an nơi chín suối cho người đã khuất. Tiếng khóc não nề của chị Vi Thị Việt - vợ anh Việt (thông thường người dân tộc Thái lấy tên chồng đặt cho tên vợ - PV) khiến những người có mặt đã khóc lên.
 
Ngồi cạnh quan tài người bố là 3 đứa con của anh Việt. 3 đứa con ngây thơ với 3 vành khăn trắng nhưng nó không biết rằng bố mình đã mãi về nơi an nghỉ cuối cùng.
 
Ông Vi Văn Dũng (55 tuổi - bố của hai anh em Việt và Túi) nhưng trông như một cụ ông đã 80, bởi gia cảnh nghèo túng, vất vả, khắc khổ nên ông già trước tuổi. “Cả hai đứa nó ra cửa nhà cả rồi. Nhưng hôm nay cả hai đứa nó lại phải về đây vì đã chết. Phong tục bên nhà ta là thế đó. Sinh ra ở một nhà thì nay nó chết cũng phải về với bố mẹ mà. Hôm trước nó đi còn dặn tôi năm nay nhà ta có tết to đấy. Nhưng giờ thì đang có tang to mà chú...”, ông Dung bình tĩnh nói về cái chết của hai đứa con mình.
 
Chia tay Châu Lý mà lòng chúng tôi quặn thắt. Tang thương bao phủ dòng Tà Khốp.
 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo