xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những hồ nước trời ở núi Cấm

Theo T.C (An Giang Online)

Từ các khe suối chảy róc rách vào mùa mưa, theo thời gian, nhiều thung lũng ở núi Cấm (An Giang) đã tích trữ thành những hồ nước trời rộng lớn, giúp sơn dân có điều kiện sinh hoạt quanh năm.

Hồ trên núi
 

img

Từ lâu, núi Cấm được mệnh danh là nóc nhà miền Tây, mang nhiều giai thoại kỳ bí. Hồ Thanh Long tọa lạc tại ấp Rau Tần đang được xây dựng đập trữ nước. Hồ bắt nguồn từ những con lạch nhỏ len lỏi qua các khe đá, tảng đá, từ vồ Pháo Binh, vồ Bà Cửu… Vào mùa mưa, nơi đây tích trữ một lượng nước lớn. Ngày trước, cũng từ chiếc hồ này đã tạo nên suối Thanh Long mát rượi. Những cư dân lần đầu tiên lên núi lập nghiệp cũng nhờ hồ này mà họ có nước sử dụng. Ngoài ra, các hộ trồng vườn ở đây còn lấy nước hồ tưới rẫy xanh tốt quanh năm.
 
Theo sơn dân nghe những tiền bối kể lại, hồi trước quanh khu vực hồ Thanh Long có rất nhiều dây thanh long mọc sum suê theo các tảng đá. Vào mùa nắng, người dân leo lên các tảng đá hái trái về ăn. Thế nhưng, về sau dân làm rẫy phát nương, dọn dẹp vườn tược nên dây thanh long ít dần. Hiện nay, hồ Thanh Long chỉ còn là địa danh. Hiện tại, công trình xây dựng hồ Thanh Long đang chuẩn bị hoàn thành, với tổng diện tích khoảng 11,8 héc-ta, trong đó diện tích đường giao thông 2.183 m2, diện tích công trình công cộng 2.489 m2, diện tích công viên cây xanh 50.775 m2, diện tích lòng hồ khoảng 2 héc-ta (sức chứa nước 500.000 m3)...
 

img


Cách đó không xa ở độ cao khoảng 600m, hồ Thủy Liêm nằm trước chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh được khởi công xây dựng năm 2005, có diện tích khoảng 6,7 héc-ta, với sức chứa khoảng 500.000 m3 nước. Theo cư dân sống lâu năm trên núi, ngày trước nơi đây là một cái hồ cạn, vào mùa mưa đầy nước, nhưng khi đến mùa nắng thì hồ khô trơ đáy.
 
Ông Phạm Văn Trác (bảy Trác) nói, phỏng đoán nơi đây xưa kia có thể là miệng núi lửa phun trào, bởi dưới lòng hồ toàn đất đỏ bazan. Cách đây khoảng 100 năm, một số cư dân đầu tiên lên sống gần hồ để tiện cho việc lấy nước sinh hoạt và tưới rẫy. Hồi ấy, xung quanh hồ Thủy Liêm có đến 3 ngôi chùa nhỏ, gồm: Vạn Linh tự, Phật Lớn tự và chùa Lá. Mỗi lần khách hành hương leo núi đều ghé thắp nhang cúng vái, rồi dùng chai múc nước từ hồ Thủy Liêm mang về uống.
 
“Tương truyền, ông Đức Minh - một trong những người đầu tiên lên núi tu “ẩn dật” - đã sử dụng nước dưới hồ để canh tác lúa và trồng rẫy. Về sau, nhiều hộ dân lên núi lập nghiệp cũng lấy nước từ hồ để sinh hoạt…”, bảy Trác nói. Những năm đầu xây dựng xong một cái đập dài khoảng 20m, chỉ sau mùa mưa, hồ Thủy Liêm tích trữ đầy nước. Hiện tại, nước dưới hồ này còn được người dân dùng để sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô. Ngoài ra, xung quanh hồ còn được Công ty Cổ phần Phát triển du lịch An Giang trồng hoa tạo cảnh quan thoáng mát trên núi để thu hút khách du lịch.
 
Tích nước quanh năm
 
Đứng trên Điện 13 (ấp Vồ Đầu, núi Cấm) nhìn về Ô Tức Sa tựa như một cái ao nước trời rộng lớn nằm trầm mặc bên cánh đồng lúa bao la. Hồ Ô Tức Sa nằm lọt thỏm dưới chân núi Cấm thuộc xã An Cư, ngày trước nơi đây từng mảnh ruộng trên của người dân. Trải qua biến đổi địa chất, những mạch nước ngầm từ trên núi Cấm len lỏi qua các khe đá chảy xuống đồng bằng đọng thành hồ rộng lớn cho đến bây giờ.
 
Cư dân trồng vườn dưới triền núi Cấm nói rằng, cách hồ Ô Tức Sa có một con suối nhỏ, nước chảy quanh năm. Vào mùa mưa, nước chảy mạnh rồi ngầm ngấm qua lớp cát đọng lại tại hồ Ô Tức Sa. Tận dụng mạch nước này, nhà vườn đã lập vườn cho thu nhập khá ở vùng đất núi.
 
Ông Hồ Văn Nhẹ (48 tuổi, người trồng 20 công xoài tại khu vực hồ Tức Sa) cho biết: “Cha tôi kể lại, thuở trước vùng này còn hoang sơ lắm! Thú rừng nhiều vô kể, đến mùa hạn thì khỉ, heo rừng, mang, rắn… kéo xuống hồ uống nước. Khoảng chục năm trở lại đây, tại khu vực Ô Tức Sa, nhiều hộ dân đến lập vườn có cuộc sống ổn định. Những năm gần đây, hầu hết, bà con trồng xoài cát Hòa Lộc, xoài ghép bưởi. Ngoài ra, người dân còn xen canh sắn, mì, đậu bắp, đậu xanh… để tăng thêm thu nhập”.
 

img 

Không dừng lại ở đó, nguồn nước trong hồ Ô Tức Sa còn được Xí nghiệp Điện nước huyện Tịnh Biên bơm cung cấp cho hàng ngàn hộ ở thị trấn Chi Lăng. Có nguồn nước trời trong hồ sử dụng quanh năm, bà con ở đây vui mừng khó tả. Bởi, ở vùng núi thì nước xài phong phú vào mùa mưa; còn mùa nắng sẽ thiếu nước sinh hoạt nếu không có nước ở hồ Ô Tức Sa. Ông Nhẹ nói thêm: “Nhà tôi ở Chi Lăng toàn sử dụng nguồn nước Ô Tức Sa vào mùa nắng. Lập vườn ở đây lâu năm, chúng tôi trân trọng nguồn nước dưới hồ, không dám xài phung phí. Nguồn nước trời cho mình phải quý từng giọt”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo