xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nuôi sâu, làm chơi lời thiệt

Theo MỸ HẠNH (An Giang Online)

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không thể thực hiện ước mơ vào đại học, anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) quyết định ở nhà học nghề sửa xe.

Sau thời gian dành dụm vốn mở được tiệm sửa xe tại nhà nhưng cái nghèo vẫn đeo bám, anh Thanh chuyển sang nghiên cứu mô hình nuôi sâu (Superworm) để tìm hướng đi mới. Chi phí khá thấp, chỉ với mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình nhưng không ngờ nuôi sâu làm chơi mà lời thiệt.
 
img
Với nghề nuôi sâu, anh Thanh thực sự  “đổi đời”.
 
Anh Thanh chia sẻ: “Nuôi côn trùng, cụ thể là sâu gạo làm thức ăn tươi cung cấp cho vật nuôi thương phẩm như cá, chim, gà, vịt,… đem lại hiệu quả tương đối cao. Tôi quyết tâm theo đuổi vì nghề này khá mới ở địa phương, hơn nữa chi phí ban đầu khá thấp, rất phù hợp với điều kiện của gia đình”.
 
Nắm bắt được nhu cầu thị trường đang khát mặt hàng sâu làm thức ăn cho chim, cá cảnh và một số loại cá giống, ngoài việc bỏ ra một ít chi phí để làm khay, đóng thành tầng để ngay phía sau sân nhà, anh Thanh còn tìm đến tận Đồng Tháp để mua nguồn giống có chất lượng. Từ 300 con bọ giống với giá 600.000 đồng được nuôi lúc đầu, đến nay Thanh đã có trong tay khoảng 10.000 con bọ trong “nhà sâu” 40m2 để cung cấp nguồn sâu cho thị trường.
 
Mỗi ngày, anh Thanh thu được từ 3 - 5 kg sâu nở từ trứng của bọ sau 45 ngày chăm sóc. Anh khoe: “Ban đầu chỉ dám mong nghề nuôi sâu giúp phụ thêm đồng ra đồng vào cho gia đình, không ngờ mô hình mang lại hiệu quả ngoài mong đợi. Nhẩm tính lại, mỗi lần bán thu về đến 70% lợi nhuận”. Cụ thể, với giá bán dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lời 80.000 đồng/kg, đem về khoản thu nhập từ 6 triệu đến 8 triệu đồng/tháng, giúp ổn định cuộc sống.
 
Anh Thanh cho biết, hiện nay với lượng giống đang có, anh sẵn sàng chia sẻ nguồn giống và kinh nghiệm cho những ai muốn học hỏi, đồng thời nhận bao tiêu lượng sâu để có đầu ra ổn định cho người nuôi. Hiện, nhu cầu đặt hàng vẫn cao nên anh dự định sắp tới sẽ tích lũy vốn nhân rộng sản xuất và đưa lượng sâu tiêu thụ ở các thị trường xa hơn.
 
Nói về kinh nghiệm nuôi sâu, anh Thanh cho biết khâu chăm sóc sâu gạo rất đơn giản, thức ăn cung cấp mỗi ngày chủ yếu là cám viên, các nông sản có sẵn ở địa phương như củ sắn, rau quả; dụng cụ nuôi chủ yếu là thau nhựa, khay nhựa. Loài sâu này rất dễ nuôi, sống lâu và không cần bảo quản kỹ. Nhiệt độ thích hợp cho sâu sinh trưởng từ 21-27 độ C.
 
Tìm hiểu kỹ về các thông tin trên mạng và sách báo, anh Thanh còn biết được với đặc điểm thích ứng với nhiệt độ như vậy, miền Nam có thể nuôi được quanh năm. Trước khi cho sâu vào khay, cần rải một lớp cám, loại được dùng để làm thức ăn cho gà con, dày khoảng 3cm. Cần cho sâu ăn thường xuyên vì nếu đói chúng sẽ tự ăn thịt nhau hoặc nóng quá sẽ chết vì mất nước.
 
Hiện nay, trên địa bàn xã Quốc Thái, nghề nuôi sâu của anh Thanh còn là mô hình khá mới lạ và trong tương lai đang được Xã đoàn nhân rộng cho các đoàn viên, thanh niên cùng học tập.
 

Sâu gạo tên tiếng Anh là Superworm, tên khoa học là Zoophobas mario, khi trưởng thành, chúng dài khoảng 6 - 8cm. Chúng rất dễ nuôi và sống rất lâu, nếu môi trường sống không chật chội và được cho ăn uống đầy đủ, đúng cách, chúng sẽ sống đến 6 - 7 tháng. Yếu tố sống lâu và không cần sự bảo quản kỹ làm cho giống sâu Superworm trở thành thức ăn rất được ưa chuộng cho các nghệ nhân “dưỡng” các loài chim, cá cảnh.

 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo