Thế nhưng chỉ có 2 thanh giường là gỗ huỳnh đàn, số còn lại đều là gỗ gõ và gỗ hương. Một ngày sau các thương lái đến nhà anh đông hơn, ai cũng hỏi mua và giá cứ tăng dần lên 80 triệu, 100 triệu. Sau khi bàn bạc với vợ anh quyết định bán cho thương lái ở Khánh Hòa với giá 160 triệu đồng để có tiền sửa chữa lại ngôi nhà và lo chi phí cho đứa con út ăn học. Vừa bán xong thì có 1 tư thương ở tỉnh Đắc Lắc hỏi mua với giá 180 triệu đồng.
Còn ông B.Đ.T ở Bình Chánh đã bán chiếc tủ đứng giá 300 triệu đồng. Chiếc tủ này ông Tiến cũng đóng cùng thời điểm và chung cơ sở mộc với anh Võ Xuân. Khi thương lái phát hiện ra chiếc tủ làm từ gỗ huỳnh đàn, ngày nào cũng có người hỏi mua, điện thoại thì reo liên tục, khiến ông bực mình. Biết là chiếc tủ quý, định không bán nhưng giữ lại chắc gì còn nguyên. Gia đình ông thường xuyên vắng nhà, nhỡ trộm vào khuân mất thì xem như mất 300 triệu. Vì thế vợ chồng ông quyết định bán chiếc tủ này cho yên thân.
Một thương lái cũng quê ở Khánh Hòa cho biết: Mỗi nhóm thương lái đều có "cò" chuyên săn tìm thông tin về gỗ huỳnh đàn. Khi có thông tin về một gia đình nào đó đang có vật dụng làm bằng gỗ huỳnh đàn, các “cò” này tức tốc báo ngay với các thương lái để thương lượng trả giá mua bán. Vì vậy, nhiều gia đình có gỗ huỳnh đàn trong nhà nhưng không biết, mà “cò” đã biết rồi. Chỉ có điều mỗi khi trả giá, người bán không biết thương lái mua theo kiểu nào, phân ra từng loại gỗ, đẹp xấu, hay kích thước trọng lượng? Họ chỉ nghe thương lái trả giá đồ vật, nếu muốn bán thì nhận tiền.
Bình luận (0)