xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Các kịch bản cho du lịch Việt Nam

YẾN ANH

Dự kiến du lịch Việt Nam sẽ khó bùng nổ trong năm 2021 do những tác động của dịch Covid-19. Trong kịch bản lạc quan nhất, số khách quốc tế sẽ đạt khoảng 50% so với năm 2019

Đó là nhận định của ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), về kịch bản phát triển du lịch năm 2021.

Ba kịch bản phát triển du lịch nội địa và quốc tế

Năm 2020, du lịch Việt Nam thiệt hại 23 tỉ USD doanh thu. Khoảng 40%-60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Năm 2021, dự báo bức tranh du lịch Việt cũng không mấy sáng sủa.

Theo TAB, ở tình huống lạc quan nhất, khi tình hình được kiểm soát, Chính phủ tuyên bố không có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, các chiến dịch kích cầu du lịch trong nước được phát động thành công, dự báo số khách nội địa đạt từ 70-80 triệu người.

Ở tình huống 2, khi tình hình tương đối nghiêm trọng, Chính phủ công bố một số khu vực có lây nhiễm trong cộng đồng và có dưới 20 ca dương tính. Chiến dịch kích cầu du lịch trong nước chỉ được phát động trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Dự báo số khách nội địa đạt 55-70 triệu.

Theo ông Hoàng Nhân Chính, ở kịch bản bi quan nhất, khi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Chính phủ công bố nhiều vùng bị ảnh hưởng, có lây nhiễm trong cộng đồng và xuất hiện ca tử vong do dịch, có từ 20-1.000 ca dương tính thì dự báo số khách nội địa chỉ đạt 40-55 triệu người.

Đối với khách quốc tế, ở tình huống lạc quan, khi vắc-xin được sản xuất và khách du lịch tiêm chủng rộng rãi trên thị trường quốc tế từ quý I/2021, hệ thống kiểm dịch rút ngắn chỉ 5 ngày. Việt Nam có vắc-xin từ quý I hoặc quý II/2021 và đàm phán song phương với các nước đã kiểm soát Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ quý II/2021. Theo dự báo của TAB, dự báo số khách quốc tế khoảng 7-10 triệu, đạt khoảng 50% so với 2019.

Ở kịch bản kém lạc quan hơn, khi vắc-xin được sản xuất và khách du lịch tiêm chủng rộng rãi tại một số thị trường trọng điểm từ quý II/2021, hệ thống kiểm dịch rút ngắn chỉ 5 ngày. Việt Nam có vắc-xin từ quý II hoặc quý III/2021, đàm phán song phương với một số nước đã kiểm soát Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước... Ở kịch bản này, khách quốc tế đến Việt Nam từ quý III/2021 đạt khoảng 5-7 triệu, bằng khoảng 30% so với năm 2019.

Tình huống bi quan nhất, vắc-xin được sản xuất và khách du lịch được tiêm chủng rộng rãi tại một số thị trường trọng điểm từ quý III/2021. Việt Nam có vắc-xin từ quý IV/2021, đàm phán song phương với một số nước đã kiểm soát dịch Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước. Theo kịch bản này, khách quốc tế chỉ có thể đến Việt Nam từ quý IV/2021, đạt khoảng 3-5 triệu lượt khách, bằng khoảng 15% so với năm 2019.

Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 1.

Du khách tham quan đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: TỬ TRỰC

Du lịch nội địa - cơ hội hồi sinh

Ông Lương Hoài Nam, thành viên TAB, cho rằng trong tình hình chưa thể đón được khách quốc tế, trong vài năm tới, du lịch nội địa vẫn là giải pháp then chốt để vực dậy ngành du lịch.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Ban Kế hoạch Phát triển Vietnam Airlines, phải đến năm 2023, du lịch Việt Nam mới có thể hồi phục như năm 2019. Điều quan trọng nhất hiện nay để đón được khách là phải ban hành các quy định liên quan đến an toàn với du khách, nâng cao công tác an toàn ở các điểm tham quan.

Theo khảo sát mới đây của TAB, 52% khách du lịch sẵn sàng mua thêm gói bảo hiểm du lịch trong thời gian dịch bệnh. Do đó, ông Hoàng Nhân Chính cho rằng ngành du lịch cần làm việc với ngành bảo hiểm để tạo ra gói bảo hiểm du lịch mới và khuyến khích khách du lịch mua bảo hiểm du lịch.

Dù không quá lạc quan vào bức tranh du lịch trong năm tới nhưng ông Ngô Minh Thiện, Giám đốc phía Bắc Gotadi, cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát thì thời điểm này thực sự là cơ hội "vàng" để khám phá các điểm đến Việt Nam với mức giá hấp dẫn.

"Khi có sự cố dịch bệnh tại một điểm đến du lịch, chúng tôi sẵn sàng bảo lưu tour sang thời điểm khác thích hợp hoặc đổi bằng voucher du lịch đến địa điểm khác cho du khách. Nếu sau mỗi chuyến đi, mọi người cùng chia sẻ những hình ảnh đẹp và điểm đến lên mạng xã hội, tôi tin thông điệp "Điểm đến du lịch Việt Nam an toàn và hấp dẫn" sẽ được lan tỏa" - ông Thiện nói.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, nhận định để du khách có chỗ đến và chi tiền thì Chính phủ cũng như các địa phương cần có chính sách đặc biệt giúp các doanh nghiệp tồn tại, hoạt động trở lại.

Đồng quan điểm, bà Lê Thị Giang, Phó Giám đốc Công ty Hanoitourist, cho rằng các địa phương cần đưa ra chính sách đồng bộ, doanh nghiệp lữ hành phải liên kết theo lộ trình để kích cầu du lịch đạt hiệu quả. Thực tế, còn tình trạng các tỉnh đưa ra các chính sách chưa đồng bộ. Chẳng hạn có tỉnh miễn giảm phí tham quan, tỉnh lại không; có tỉnh mở cửa điểm tham quan trong khi tỉnh lân cận lại đóng. Điều này đang gây khó khăn trong việc kích cầu du lịch bởi một tour du lịch luôn kết hợp nhiều điểm, nếu không liên kết sẽ tăng chi phí và làm nản lòng du khách cũng như doanh nghiệp. 

Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 2.
Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 3.
Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 4.
Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 5.
Các kịch bản cho du lịch Việt Nam - Ảnh 6.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo