xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điểm đến trung hòa carbon

Bài và ảnh: Ngọc Giang

Suối Rao Ecolodge là khu du lịch đầu tiên đạt chứng nhận Điểm đến trung hòa carbon của Bà Rịa - Vũng Tàu. Tỉnh này từng bước tiến tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 theo quy hoạch

Viện Nghiên cứu ứng dụng và Đổi mới sáng tạo doanh nghiệp (Viện 3AI) vừa phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu công bố, trao chứng nhận Điểm đến trung hòa carbon cho Suối Rao Ecolodge (xã Suối Rao, huyện Châu Đức).

14 năm biến đồi, suối hoang thành khu sinh thái

Suối Rao Ecolodge là khu nghỉ dưỡng biệt lập, tiệm cận rừng phòng hộ Xuân Sơn - khu rừng trồng còn khá nguyên vẹn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Suối Rao Ecolodge có thảm thực vật nhân tạo phong phú trên diện tích 5 ha. Hơn 10 năm trước, một nhóm chuyên gia kiến trúc nhen nhóm ý tưởng kiến tạo cảnh quan thiên nhiên hoang dã và đã chọn Suối Rao. Họ mong muốn tạo ra một vùng đa dạng sinh học, mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho môi trường.

Nhóm chuyên gia này bắt tay xây dựng khu nghỉ dưỡng từ năm 2010, ban đầu chỉ là khu vực có địa hình đồi, suối hoang sơ với một số loài hoa màu ngắn ngày. Sau 14 năm cải tạo, Suối Rao đã trở thành một vùng sinh thái, đa dạng sinh học với gần 1.000 loài động vật, thực vật. Riêng thực vật đã vô cùng phong phú với các loài hoa, cây rừng, gỗ quý, thực vật cảnh quan, cây ăn trái, cây dược liệu quý, rau rừng...

Điểm đến trung hòa carbon- Ảnh 1.

Mật độ xây dựng tại Suối Rao Ecolodge chỉ 5%, diện tích còn lại được trồng cây xanh. Ảnh: SUỐI RAO ECOLODGE

Suối Rao Ecolodge với sự đa dạng sinh học đã thu hút đông đảo du khách yêu thiên nhiên và du lịch sinh thái. Khu nghỉ dưỡng này đã góp phần tạo ra một mô hình phát triển kinh tế bền vững, dựa vào việc bảo vệ môi trường và hài hòa với thiên nhiên.

Bà Lê Thị Nga, Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc cảnh quan Thượng Uyển - chủ đầu tư Suối Rao Ecolodge, cho biết với diện tích hơn 50.000 m2, mật độ xây dựng ở đây chỉ chiếm 5%. 95% diện tích đất còn lại được đầu tư trồng cây xanh nhiều tầng, tăng độ dày cho thảm thực vật, là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật quý.

Đến nay, Suối Rao Ecolodge đã có hơn 1 triệu cây xanh được định danh với khoảng 700 loài. Trong đó, 18 loài là cây gỗ bản địa quý hiếm, khoảng 300 loài là cây dược liệu…

Điểm đến trung hòa carbon- Ảnh 2.

Theo bà Lê Thị Nga, sự hiện diện của hàng trăm loài động vật, thực vật tại Suối Rao Ecolodge đã giúp bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng, duy trì sự phong phú của hệ sinh thái. Đây cũng là khu vực có khả năng tái tạo hệ sinh thái tự nhiên, giúp phục hồi đất, nước và không khí, từ đó cải thiện chất lượng môi trường sống xung quanh.

"Việc tạo ra và duy trì vùng đa dạng sinh học tại Suối Rao Ecolodge không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho môi trường mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững, tạo ra một mô hình mẫu về bảo vệ sinh thái trong khu vực" - bà Lê Thị Nga nhìn nhận.

Sẽ có thêm nhiều Suối Rao Ecolodge

Việc trồng cây, quản lý rừng, cải thiện chất lượng đất, bảo tồn đa dạng sinh học đã giúp Suối Rao Ecolodge có lượng lưu trữ carbon lớn.

Viện 3AI công bố Suối Rao Ecolodge đạt chuẩn Điểm đến trung hòa carbon sau khi đã nghiên cứu, đo đạc, tính toán lượng CO2 phát thải, theo dõi biến động của lượng carbon theo thời gian... Theo đó, tổng lượng CO2 lưu trữ trong cây và đất tại khu nghỉ dưỡng này là hơn 1.558 tấn trong 6 năm (khoảng 260 tấn/năm), trong khi lượng phát thải CO2 đo được là 19 tấn/năm.

Điểm đến trung hòa carbon- Ảnh 3.

Kết quả đo đạc cho thấy các hoạt động tại Suối Rao Ecolodge chỉ tiêu thụ hết khoảng 7% carbon lưu trữ mỗi năm. Bên cạnh đó, việc áp dụng một loạt biện pháp giảm phát thải CO2 tại Suối Rao Ecolodge đã giúp khu nghỉ dưỡng này trở thành điểm du lịch sinh thái tiên phong, điển hình trong việc trung hòa carbon.

Theo ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Suối Rao Ecolodge là Điểm đến trung hòa carbon đầu tiên của tỉnh. Kết quả này là bước đệm cho việc xây dựng các mô hình, điểm đến xanh dựa vào điều kiện tự nhiên của địa phương.

Không chỉ vậy, đây sẽ là tiêu chuẩn để Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng bộ tiêu chí du lịch xanh của tỉnh. Từ đó, du khách sẽ được tiếp cận các điểm đến du lịch xanh, tăng trải nghiệm, hướng tới xu hướng sống xanh, giảm thiểu phát thải ra môi trường.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức, khẳng định sau Suối Rao Ecolodge, huyện sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư thêm các dự án gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Qua đó, Châu Đức sẽ tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch chất lượng dựa vào thiên nhiên, khai thác bền vững giá trị tài nguyên bản địa. 

Từ vị trí thứ 19 năm 2022, chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) của Bà Rịa - Vũng Tàu đã lên thứ 8 vào năm 2023. Điều này cho thấy nỗ lực của tỉnh trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển xanh, bền vững và tiến tới "net-zero" (phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050.

Để đạt được thứ hạng PGI nêu trên, Bà Rịa - Vũng Tàu đã mạnh dạn thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo