Tuy nhiên, thái độ cứng rắn từ chính quyền Tổng thống Mỹ Trump trong những ngày qua đã khiến họ bất ngờ.
Việc ông Trump phá vỡ sự đoàn kết phương Tây bằng cách đàm phán với Nga mà không tham vấn các đồng minh khiến châu Âu hoang mang. Điều này buộc các nhà lãnh đạo hàng đầu vội vã tập trung tại Paris - Pháp để bàn cách ứng phó.

Máy bay Su-34 trên bầu trời Kurks - Nga. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Tham gia cuộc họp khẩn hôm 17-2 có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Keir Starmer. Thủ tướng Starmer sau đó cảnh báo châu Âu đang đứng trước "thời khắc quyết định" vì nếu không có giải pháp hợp lý, an ninh của cả khu vực sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Châu Âu hiểu rằng họ không thể để Ukraine thất bại. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ các nước châu Âu hiện không có đủ năng lực quân sự để duy trì lực lượng gìn giữ hòa bình tại Ukraine nếu Mỹ rút lui. Nhiều năm cắt giảm ngân sách quốc phòng đã khiến khả năng chiến đấu của các nước này suy giảm đáng kể, theo đài CNN.
Dù vậy, châu Âu cũng đang cố gắng tìm cách củng cố vai trò của mình. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã viết trên mạng xã hội rằng Ukraine cần có "hòa bình thông qua sức mạnh".
Thủ tướng Starmer cũng đưa ra đề xuất điều quân Anh tham gia lực lượng giám sát hòa bình tại Ukraine nhưng cần điều kiện tiên quyết là phải có sự đảm bảo từ Mỹ.
Lời tuyên bố này cho thấy các nhà lãnh đạo châu Âu nhận thức rõ ràng rằng nếu không có sự hậu thuẫn của Washington, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro quá lớn khi can thiệp vào cuộc xung đột.
Ông Starmer dự kiến tới Washington vào tuần tới để gặp ông Trump và tìm cách giữ vai trò trung gian giữa châu Âu và chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của châu Âu hiện nay là ông Trump dường như chẳng mấy bận tâm đến ý kiến của họ.
Bình luận (0)