xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điểm nóng xung đột ngày 7-12: Nga lên tiếng về hệ thống S-300 tại Hy Lạp

Tâm Nguyễn

(NLĐO) - Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng trước thông tin Hy Lạp chuyển giao cho Armenia kho vũ khí phòng không do Nga sản xuất.

Tạp chí Forbes hồi cuối tháng trước trích dẫn các nguồn tin mới nhất cho rằng Hy Lạp sẽ chuyển giao cho Armenia kho vũ khí phòng không do Nga sản xuất, trong đó có cả hệ thống S-300PMU-1 (có khả năng ngăn chặn chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật).

Nhiều nguồn tin trước đó suy đoán Hy Lạp sẽ chuyển giao hệ thống vũ khí nói trên cho Ukraine.

Theo các kênh truyền thông Hy Lạp, ngoài S-300PMU-1, quốc gia này còn định chuyển giao các hệ thống tầm ngắn và tầm trung Osa-AK và Tor-M1.

Đưa tin về vấn đề trên, tờ Enikos cho rằng việc Hy Lạp từ bỏ những hệ thống này là một phần trong chiến lược "phi Nga hóa" kho vũ khí, chuyển sang sử dụng khí tài phương Tây. Gần đây, Hy Lạp công bố kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng không nhiều lớp với sự hỗ trợ của Israel.

Ảnh có chứa bầu trời, bánh xe, phương tiện, ngoài trời  Mô tả được tạo tự động

Hệ thống phòng không S-300PMU1 của Hy Lạp. Ảnh: X

Ông George Tzogopoulos, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu Quốc tế (trụ sở tại Pháp), nhấn mạnh Hy Lạp luôn ưu tiên chuẩn bị đối phó với mối đe dọa từ nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ và Israel có "ý nghĩa quan trọng" đối với Athens.

Ông Tzogopoulos không loại trừ kịch bản Hy Lạp sẽ dựa vào các loại vũ khí phòng không khác nhau, bất kể nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Bình luận về thông tin Hy Lạp chuyển giao kho vũ khí cho Armenia, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova quả quyết rằng mọi thỏa thuận song phương về hợp tác quân sự - kỹ thuật "chắc chắn cấm Hy Lạp tái xuất khẩu thiết bị quân sự do Nga cung cấp mà thiếu ý kiến đồng ý từ phía Nga".

Bên cạnh đó, bà Zakharova cũng làm rõ Điện Kremlin chưa nhận bất kỳ yêu cầu nào từ Athens.

Mối quan hệ giữa Hy Lạp và Nga khá nhạy cảm. Một mặt nước này không muốn quan hệ với Nga xấu đi, nhất là sau khi Ukraine được các nước phương Tây "cởi trói" vũ khí tầm xa. Mặt khác, Hy Lạp vẫn ủng hộ Mỹ hỗ trợ Ukraine.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo