xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp "quên lời", hàng trăm hộ dân thiệt đơn, thiệt kép

Vĩnh Gia

(NLĐO) - Sau hơn 1 năm trồng và chăm sóc cây sả chanh được mua giống từ một công ty dược liệu bán và hứa bao tiêu, hàng trăm hộ dân đang vô cùng thất vọng vì đã đến mùa thu hoạch nhưng không thấy bóng dáng doanh nghiệp đâu.

Cuối năm 2022, hàng trăm hộ dân ở xã Kỳ Tây và Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã tiến hành ký kết với Công ty TNHH dược liệu Trương Dương (đóng tại địa bàn xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá(, để trồng cây sả chanh làm nguyên liệu. Thế nhưng, đến nay đã quá mùa thu hoạch nhưng bóng dáng của doanh nghiệp vẫn không thấy đâu, khiến cho hơn 100 tấn sả của người dân không biết phải bán cho ai.

Doanh nghiệp "quên lời", hàng trăm hộ dân thiệt đơn, thiệt kép- Ảnh 1.

Bà Khoát ngao ngán khi vườn sả chanh của gia đình không được doanh nghiệp bao tiêu

Gia đình bà Trần Thị Khoát (71 tuổi, ngụ thôn Trung Xuân, xã Kỳ Tây), cho biết lúc ký kết đại diện công ty hứa với người dân sẽ nhận bao tiêu toàn bộ số lượng sả chanh mà người dân trồng. Do đó, gia đình bà đã đầu tư hơn 2.600.000 ngàn tiền giống, sau đó đầu tư công sức chăm sóc, phân bón để cây sả phát triển tốt chờ mùa thu hoạch.

"Lúc bán cây giống cho bà con họ nói một năm họ sẽ mua cho dân hai lứa, thế nhưng hiện tại đã một năm rồi mà cũng chưa thấy doanh nghiệp về để thu mua. Nếu họ về thu mua cho dân được 1 lứa thì bà con cũng lấy lại được ít vốn, hoặc ít nhất cũng bù cho cái công chăm sóc. Chứ đằng này, cả năm rồi họ có về mô, mà cây sả qua thời kỳ thu hoạch thì ngày càng tàn đi"- bà Khoát ngao ngán nói.

Cùng như gia đình bà Khoát, gia đình ông Trần Tương Lai (ngụ thôn Hồng Xuân, xã Kỳ Tây) cũng lâm vào tương tự. Ông Lai cho biết sau khi ký kết mua cây giống của công ty, ông dồn toàn bộ diện tích đất vườn nhà rồi mượn luôn vườn của hàng xóm để trồng cây sả chanh.

Doanh nghiệp "quên lời", hàng trăm hộ dân thiệt đơn, thiệt kép- Ảnh 2.

Ông Lai bên vườn sả chanh của gia đình chưa thu hoạch được vì doanh nghiệp bội tín

Ông Nguyễn Hồng Thắng, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, cho biết cuối năm 2022, có người về giới thiệu là công ty muốn ký hợp đồng trồng cây sả chanh với các hộ dân trên địa bàn xã. Theo đó, công ty này yêu cầu người dân phải mua sả giống của đơn vị với giá 14.000 đồng/kg. Đến kỳ thu hoạch công ty sẽ bao tiêu toàn bộ đầu ra của cây sả với mức giá 2.800 đồng/kg, thỏa thuận hợp tác kéo dài tới năm 2032.

"Ban đầu họ nói về kế hoạch đầu tư bài bản lắm, thế nhưng đến nay chẳng thấy đâu. Giờ đã quá mùa thu hoạch gần 9 tháng rồi, lại gặp trời mưa khiến nhiều diện tích trồng sả chanh của người dân ngày càng lụi dần" -ông Thắng nói

Bà Hoàng Thị Ái Sa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Tây, cho biết trước khi ký hợp đồng với các hộ dân, đại diện phía công ty nói sẽ đầu tư khoảng hơn 100 ha, rồi đóng nhà máy thu mua ở đây để bao tiêu sản phẩm cho người dân. Tuy nhiên, sau khi đến mùa thu hoạch vẫn không thấy doanh nghiệp về thu mua cho người dân, chính quyền địa phương đã làm công văn để gửi cho công ty theo địa chỉ ghi trên hợp đồng, để yêu cầu phía doanh nghiệp có hướng tháo gỡ cho người dân.

Doanh nghiệp "quên lời", hàng trăm hộ dân thiệt đơn, thiệt kép- Ảnh 3.

Vườn sả chanh của gia đình ông Lai

"Tuy nhiên, điều khiến tôi bất ngờ là sau đó ít ngày tôi nhận được điện thoại bên bưu điện ở ngoài Thanh Hóa gọi về báo lại cho biết là công ty này đóng cửa, ít hoạt động. Người của bưu cục này cũng cho biết họ gọi cho đại diện doanh nghiệp để nhận công văn thì được đại diện doanh nghiệp nói trả lại thư cho họ đi, chứ họ không liên quan nữa" - bà Sa cho hay.

Cũng theo bà Sa, hiện tại trên địa bàn xã có 8/9 thôn, mỗi thôn có ít nhất có 10 đến 15 hộ dân tham gia ký kết trồng sả chanh với công ty trên, mỗi hộ phải bỏ ra từ 2 đến 3 triệu đồng.

Tương tụ, tại xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, hàng chục hộ dân tại xã này cũng rơi vào tình cảnh dỡ khóc, dỡ cười. Vì quá tin tưởng vào lời hứa của doanh nghiệp, họ đã bỏ tiền mua giống của doanh nghiệp, vật tư, phân bón, công chăm sóc cả mấy tháng trời, thế nhưng tới nay đã qua mùa thu hoạch nhưng vẫn không thấy doanh nghiệp về thu mua, khiến nhiều diện tích trồng sả quá mùa thu hoạch trở nên già cỗi, xơ xác.

Bà Nguyễn Thị Hiên, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh, cho biết trên địa bàn xã này có khoảng gần 10ha được người dân trồng sả chưa được doanh nghiệp trên tiêu thụ: "Địa phương chỉ chủ trương thống nhất thôi, chứ còn lại ký kết hợp đồng là do công ty thỏa thuận, ký kết trực tiếp với người dân, thành lập các tổ hợp tác"- bà Hiên nói.

Cũng theo bà Hiên, do người dân tập trung vào việc trồng cây sả chanh không chú trọng trồng các loại hoa màu khác, nên khi không thể bán được sả người dân rơi vào tình thế thiệt đơn, thiệt kép.

Clip ghi lại tại vườn sả chanh của gia đình bà Khoát


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo