Theo báo cáo mới nhất của trang công nghệ e27, 8 trong 10 khách du lịch châu Á không thể dời nhà nếu thiếu smartphone kết nối Internet; 77% thường xuyên cập nhật hành trình của mình trên mạng, con số này so với du khách toàn cầu là 71%.
Một tín hiệu đáng mừng khác dành cho các nhà cung cấp dịch vụ thông tin và giải pháp đặt hàng online là các khách du lịch châu Á nhận xét quá trình booking trực tuyến đang ngày càng trở nên nhanh gọn, dễ dàng hơn.
Mobile traveller phần lớn là nam giới, trẻ tuổi
Nghiên cứu nhân khẩu học về Mobile Travellers của comScore tiết lộ nam giới chiếm 62% lượng khách du lịch sử dụng smartphone. Và 78% khách du lịch sử dụng smartphone thuộc độ tuổi từ 18 đến 44.
Các nghiên cứu trên đã chỉ ra một thực tế rằng Mobile Travellers phần lớn là nam giới trẻ tuổi. Nguyên nhân chính do nam giới đam mê công nghệ và thích phiêu lưu, mạo hiểm hơn.
Du khách ngày càng tích hợp mobile internet và smartphone trên chặng đường du lịch của mình nên vô cùng quan trọng cho marketer, các công ty dịch vụ lữ hành,… hiểu và định vị được hành trình của các “thượng đế”. Từ đó, thiết lập sự hiện diện mạnh mẽ của thương hiệu trên mobile, cá nhân hóa việc tiếp cận, định hướng nhu cầu của khách hàng.
Theo ông Nguyễn Đăng Ngọc, (đồng Giám đốc Điều hành Admicro - đơn vị sở hữu mạng quảng cáo trên di động phủ tới 95% độc giả Mobile Internet Việt Nam), các công cụ mobile marketing phù hợp nhất với các doanh nghiệp muốn tấn công đến đối tượng khách du lịch hiện nay là Mobile web, Mobile Ads, Mobile Apps, M-Commercial, Định vị địa điểm, QR Codes, Tương tác thực tế (Augmented Reality), Khuyến mại - giảm giá,… Trong đó, mobile web và mobile ads là hai yếu tố cốt lõi để thúc đẩy và lan truyền thông điệp cho các hình thức khác; Mobile Apps chỉ nên xem như một chiến lược lâu dài.
Mobile web – Mobile travellers không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu các chuyến đi thông qua các bài đánh giá trên Internet. Do đó, nhiều công ty đang tối ưu hóa phiên bản mobile web của mình trở thành cổng thông tin đầy đủ và thân thiện cho du khách. Ngày nay, để thích ứng với sự chuyển dịch của độc giả, doanh nghiệp nên suy nghĩ mới: tạo dựng phiên bản web chỉn chu trên mobile trước rồi mở rộng thêm phiên bản trên Laptop và PC.
Mobile Apps – Nhiều hãng hàng không đã đưa ra các apps riêng của mình về đặt vé, chọn chỗ ngồi,… Doanh nghiệp khác cũng nên nắm bắt xu hướng này, phát triển mobile web và mobile app nhằm tăng cường tương tác với khách du lịch và cung cấp thông tin theo ngữ cảnh tới du khách. Các apps giúp doanh nghiệp định vị được địa điểm của khách hàng, cho phép hành khách thuận tiện tương tác mạng xã hội, cập nhật trạng thái,… Từ đó, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, ông Ngọc nhấn mạnh vì xây dựng và duy trì app cần chi phí, nhân sự lớn nên nếu như app không giúp doanh nghiệp sinh lời hay tương tác ngay với độc giả thì đây chỉ cần coi như một chiến lược lâu dài, ưu tiên sau.
Quảng cáo trên di động (Mobile Ads) – Thị trường quảng cáo trên di động tại Việt Nam ngày càng khởi sắc. Các nhà cung cấp quảng cáo không ngừng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và sản phẩm. Điển hình là mạng quảng cáo trên di động Admicro với 4 giải pháp tối ưu hóa các nhu cầu marketing cho doanh nghiệp. Quảng cáo banner giúp doanh nghiệp gia tăng nhận diện thương hiệu. Download apps hướng tới các doanh nghiệp có nhu cầu gia tăng lượng tải về ứng dụng. PR/Sponsored post sẽ giúp người mua quảng cáo chuyển tải rõ ràng hơn thông điệp, tính năng và thế mạnh sản phẩm tới khách hàng. Giải pháp Tăng sản lượng giúp các đơn vị du lịch, các nhà bán lẻ kích sản lượng, kiếm được thêm nhiều đơn đặt hàng, booking mới.
Các định dạng quảng cáo trên di động: Sponsored Box, Pop-up, Catfish, Inline, Medium banner
Với các công nghệ định vị địa điểm (IP2Location), công nghệ Targeting (chính xác tới tận vùng miền, độ tuổi, giới tính, sở thích của khách hàng), công nghệ Re-Targeting (đeo bám),… Mobile Ads là công cụ truyền thông đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận trúng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, đây cũng là kênh để phát tán, lan truyền thông điệp thương hiệu, thông điệp cho các đợt khuyến mại, giảm giá hoặc các mục đích marketing khác.
Thương mại qua di động (M-Commercial) – Điện thoại di động ngày nay không chỉ được dùng để tìm kiếm thông tin mà còn được sử dụng để mua và thanh toán cho hàng hóa, dịch vụ. M-Commercial đóng vai trò quan trong trong việc tạo ra trải nghiệm thuận tiện cho du khách.
Dịch vụ dựa trên định vị địa điểm (Location based services) - Mobile chính là cách hiệu quả nhất để xây dựng mối quan hệ “cá nhân hóa” giữa doanh nghiệp với từng người tiêu dùng. Với các dịch vụ dựa trên địa điểm, marketer ngày nay có cơ hội đưa ra các nội dung, thông tin phù hợp với địa điểm mà khách du lịch của họ đang đứng. Du khách hiện đang sử dụng mobile để tìm kiếm nơi ăn uống, vui chơi, giải trí thông qua các trang đánh giá và khuyến mại. Mặc dù cước chuyển vùng dữ liệu (roaming data) ngày một cao hơn nhưng nhiều sân bay đã cung cấp miễn phí wifi. Đây là thời cơ để các nhà bán lẻ sử dụng quảng cáo trên di động định vị địa điểm (geo targeted mobile ads), điều hướng bước chân người dùng.
Giảm giá, khuyến mại – Đây chính là động lực quan trọng để kết nối khách hàng với thương hiệu và tạo dựng lòng trung thành. Một khảo sát của InMobi cho thấy, 53% người sử dụng mạng xã hội Liked hoặc Followed các nhãn hàng du lịch hoặc nhãn bán lẻ nhờ vào những lời mời hấp dẫn về voucher, coupon chiết khấu, khuyến mại, giảm giá. Marketers có thể tận dụng hình thức này để thu hút Mobile Travellers.
Bình luận (0)