xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dốc sức cầm cự với hạn, mặn

Bài và ảnh: VÂN DU

Các địa phương ĐBSCL đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra; dốc toàn lực để bảo đảm người dân không thiếu nước sạch

Hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt vài tháng nay đã khiến đời sống sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân miền Tây đảo lộn, nhiều gia đình lâm cảnh khó khăn.

Dốc sức cầm cự với hạn, mặn- Ảnh 1.

Nhiều gia đình ở ĐBSCL phải mua từng can nước ngọt về sử dụng

Tiết kiệm từng giọt nước

Vùng sông nước ĐBSCL là vựa lúa, trái cây và thủy sản của cả nước. Tuy sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng vùng đất "chín rồng" cũng là nơi dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan.

Sau thời gian dài nắng nóng gay gắt, nhiều con sông tại vùng ngọt hóa ở huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã cạn trơ đáy, dẫn đến mất phản áp, kéo theo sạt lở, sụt lún đất. Hiện tượng thời tiết cực đoan không chỉ làm nhiều tuyến giao thông nông thôn hư hỏng mà còn khiến gần 3.000 hộ gia đình ở Cà Mau thiếu nước sạch, không chủ động được nguồn nước sinh hoạt.

Bà Đoàn Ngọc Khuê (ngụ xã Biển Bạch, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) cho hay tình trạng thiếu nước ngọt đã diễn ra nhiều tháng qua. Tuy đã sử dụng nước rất tiết kiệm nhưng mỗi tháng, gia đình bà phải chi thêm 500.000 - 700.000 đồng để mua nước.

Bà Khuê bày tỏ: "Với người dân vùng hạn, mặn thì nước ngọt quý như vàng. Khi sống trong cảnh thiếu nước sạch, chúng tôi mới thấy được sự bất tiện, khổ sở nên giờ phải tiết kiệm từng giọt nước. Chẳng hạn, tôi tận dụng nước sau khi giặt quần áo, rửa chén… để tưới cây, cố gắng cầm cự để vượt qua giai đoạn này".

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ĐBSCL có khoảng 50.000 hộ dân đang thiếu nước sạch. Các địa phương, ban, ngành phải triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm người dân có nước sạch sinh hoạt và sản xuất.

Dốc sức cầm cự với hạn, mặn- Ảnh 2.

Nhiều nơi ở vùng ngọt hóa Cà Mau bị sụt lún, sạt lở đất do hạn hán khốc liệt

Mát lòng giữa mùa khô

Với tinh thần không để người dân thiếu nước sinh hoạt, nhiều địa phương ở miền Tây đã khẩn trương nối dài các đường ống cấp nước, xây dựng và nâng cấp trạm cấp nước, tặng dụng cụ trữ nước cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại những vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn. Những nơi không có trạm cấp nước thì bơm nước vào bồn rồi đặt tại các nhà văn hóa để người dân đến lấy về sử dụng…

Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và ban, ngành chức năng, những người lính Cụ Hồ cùng các nhà hảo tâm đã vượt quãng đường dài mang nước ngọt đến nhiều vùng bị ảnh hưởng hạn, mặn ở Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cà Mau… để hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ông Nguyễn Công Việt (ngụ xã Biển Bạch, huyện Thới Bình) cho hay gia đình ông đã bớt lo chuyện thiếu nước sinh hoạt trong vài ngày tới bởi vừa được Quân khu 9 đưa đến miễn phí. "Tôi cùng đông đảo người dân địa phương cảm thấy mát lòng khi nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ kịp thời giữa lúc hạn, mặn bủa vây" - ông Việt thổ lộ.

Để người dân có nước sạch sử dụng, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng công trình dẫn nước sinh hoạt ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn cho các hộ dân ở xã Tài Văn, huyện Trần Đề. Theo bà Dương Kim Thúy (ngụ ấp Bưng Chông, xã Tài Văn), nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của gia đình bà trước đây chủ yếu phụ thuộc vào giếng khoan. Khi hạn hán khốc liệt, giếng khoan bơm không lên nước nữa, bà và nhiều hộ dân trong khu vực đành lấy nước sông rồi lắng phèn để sử dụng, dù biết không an toàn.

"Từ khi có công trình dẫn nước sinh hoạt đến tận nhà, người dân địa phương chúng tôi không còn phải lo chuyện thiếu nước sạch nữa, ai cũng nhẹ nhõm như trút được gánh nặng" - bà Thúy bộc bạch.

Tại lễ phát động Tuần lễ quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường năm 2024 mới đây ở Cà Mau, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị các địa phương tiếp tục đầu tư và có hành động cụ thể để hướng đến mục tiêu tất cả người dân đều được tiếp cận nước sạch một cách bình đẳng và công bằng.

"Nơi nào cần nối dài đường ống, nâng cấp nhà máy cấp nước… thì phải thực hiện ngay để bảo đảm cung cấp nước ngọt cho người dân sử dụng trong những tháng cao điểm mùa khô" - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh. 

Nhiều địa phương công bố tình huống khẩn cấp

Trong tháng 4-2024, nhiều địa phương ở ĐBSCL đã công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai.

Đầu tháng 4-2024, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô trên địa bàn huyện Tân Phú Đông.

Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở, sụt lún đất do hạn hán ở khu vực vùng đệm U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh; UBND tỉnh Long An công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn thuộc rủi ro thiên tai cấp độ 4 trên địa bàn tỉnh...


ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Dốc sức cầm cự với hạn, mặn- Ảnh 3.

Dốc sức cầm cự với hạn, mặn- Ảnh 4.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo