xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống bạo hành trực tuyến

Trúc Lâm

Có rất nhiều phụ nữ trên thế giới trải qua tình huống bị bạo hành trực tuyến nhưng chỉ có khoảng 26% cơ quan thực thi pháp luật tại 86 nước theo dõi.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được công bố tuần trước cho thấy có rất nhiều phụ nữ trên thế giới trải qua tình huống bị bạo hành trực tuyến (BHTT) nhưng chỉ có khoảng 26% cơ quan thực thi pháp luật tại 86 nước theo dõi và áp dụng biện pháp phòng chống thích hợp.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo các nhà chuyên môn, BHTT đối với phụ nữ gồm nhiều dạng như: quấy rối, xúc phạm công khai, tấn công tình dục trên mạng khiến nạn nhân xấu hổ, tổn thương và có thể dẫn đến tự sát. Để đối phó với khuynh hướng đáng lo ngại này, nhóm công tác về bình đẳng giới của Ủy ban Băng thông rộng LHQ công bố báo cáo “Cuộc chiến chống BHTT đối với phụ nữ và trẻ em gái: Lời kêu gọi thế giới thức tỉnh”. Báo cáo nhằm vận động chính quyền cũng như khu vực tư nhân cùng xây dựng chiến lược cụ thể để đối phó với mối đe dọa này. Saniye Gulser Corat, Giám đốc Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa LHQ về bình đẳng giới, nhận định: “Bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái - dù ngoài đời thường hay trên mạng - là lăng nhục phẩm giá cá nhân, vi phạm nhân quyền và rào cản cho sự phát triển. BHTT rất phức tạp nên đòi hỏi chúng ta phải hành động đa chiều”.

Báo cáo cho thấy nạn nhân bị theo đuổi, quấy rối tình dục hoặc đe dọa bạo hành trong độ tuổi từ 18 đến 24. Riêng tại châu Âu, đã có ít nhất 9 triệu phụ nữ bị BHTT, trong đó có trẻ em gái 15 tuổi. Tuy nhiên, thế giới có khoảng 1/5 phụ nữ sống ở các quốc gia không trừng phạt hành vi BHTT cũng như phụ nữ tại nhiều nước không sẵn sàng công khai bản thân là nạn nhân vì lo ngại hậu quả. Báo cáo cảnh báo nếu không có sự kiểm soát hậu quả bằng pháp luật, nạn BHTT sẽ thành mối đe dọa cho phụ nữ.

Báo cáo nêu 3 khuyến nghị nhằm xây dựng khuôn khổ chống BHTT: Ngăn chặn bạo hành trên mạng đối với phụ nữ qua giáo dục, học tập, vận động nhằm khuyến khích những thay đổi về hành vi và thái độ giao tiếp; giám sát và duy trì hạ tầng internet có trách nhiệm bằng giải pháp kỹ thuật và chăm sóc khách hàng đồng thời tôn trọng tự do và các quyền khác; cuối cùng là xây dựng cơ chế pháp lý trừng phạt tội phạm lĩnh vực này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo