xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc

Theo Dân Việt, VNE

Khi cá bống nối đuôi nhau ngược dòng từ cửa biển lên thượng nguồn sông Trà khúc cũng là lúc mùa săn bắt đầu

Sông Trà Khúc quanh co uốn lượn, chảy qua mảnh đất Quảng Ngãi nắng gió đã ban tặng cho con người nơi đây một sản vật tự nhiên, nức danh từ lâu là cá bống. Những con cá bống không lớn hơn ngón tay người quyện trong vị tiêu cay nồng, mùi thơm đượm đà của nước mắm khiến khách phương xa lưu luyến mỗi lần thưởng thức cá bống sông Trà kho tiêu.

Hàng năm từ tháng Giêng đến tháng Tám (Âm lịch), cá bống lại nối đuôi nhau ngược dòng từ cửa biển lên thượng nguồn sông Trà Khúc. Đây cũng là lúc người dân ven bờ vào vụ đánh bắt cá bống trên sông này.

Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 1.

Cứ đến độ tháng Giêng hàng năm, từ giữa lòng sông, những doi cát bắt đầu ngoi lên khỏi mặt nước và chia đôi dòng chảy, rồi đẩy chúng dần nép sát vào hai bờ. Đây cũng là lúc người dân sinh sống ven bờ bước vào mùa đánh bắt cá bống.

 
Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 2.

Có nhiều loại cá bống khác nhau, như bống hoa, bống mú... sinh sống ở các con sông suối.

Thế nhưng chỉ có loại cá bống sống ẩn mình dưới cát, trong làn nước mát xanh, ăn loại rong rêu của con sông Trà Khúc thì thịt ngon, dai và thơm không đâu có thể sánh bằng.

 
Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 3.

Có nhiều cách đánh bắt cá bống khác nhau như dùng lưới trũ kéo, làm bờ đắp... nhưng phổ biến hơn cả là thả ống (trúm).

 
Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 4.

Ống là dụng cụ làm bằng thân cây tre đã được phơi khô có đường kính khoảng 3cm, dài 1,2m.

Bên trong ống, các vách ngăn giữa các mắt đã được đục bỏ, 2 đầu thì để trống còn ở giữa thân ống người ta đục một lỗ nhỏ cỡ đầu chiếc đũa ăn để làm chỗ cắm que.

 
Cuối mùa săn cá bống ở đáy sông Trà Khúc - Ảnh 5.

Ống được cắm dọc theo ven bờ và đặt nằm cùng với chiều nước chảy ở mực nước sâu từ 3-5m.

Thời điểm thả ống thường từ buổi chiều hôm trước, đến sáng sớm hôm sau thì dỡ. Ông Trương Thành Bản, ở xã Nghĩa  An, TP. Quảng Ngãi cho biết: Khi dỡ ống phải nhẹ nhàng, nhanh tay tránh gây nên tiếng động mạnh làm cho cá bống ở trong trúm chạy ra ngoài; đồng thời người dỡ dùng tay bịt chặt ở hai đầu rồi đổ cá vào rổ hoặc giỏ...

Theo một số người dân làm nghề này thì mỗi đêm thả từ 100-200 ống, lượng cá bống bắt được từ 0,8-2kg cá bống, thu về 300-700.000 đồng.

Cá bống tự nhiên kết hợp cùng tiêu và các loại gia vị tạo thành món ăn thơm ngon, làm say lòng nhiều thực khách.

 



Món cá bống kho tiêu ngon cũng đòi hỏi sự kỳ công của người chế biến. Sau khi rửa 7-8 lần nước, cá sẽ được ướp với tiêu, ớt, bột ngọt, đường, nước mắm. Mỗi người làm có tỷ lệ ướp khác nhau nhưng điểm chung là phải dùng nước mắm ngon mới dậy mùi.


Sau khoảng 10 phút, sẽ cho vào chảo đã sẵn hành mỡ phi thơm rồi đun lửa nhỏ tới khi cá săn lại, nước cá, nước mắm và các nguyên liệu quyện lại với nhau bọc bên ngoài con cá. Thịt cá vừa ngọt, dai, thơm nên từ lâu, cá bống kho tiêu được đóng lọ để bán cho khách thập phương.


Theo người dân địa phương, ngày nay, lượng cá bống trên sông Trà đã giảm nhiều so với khoảng 5-10 năm trước nên giá bán cũng đắt lên, dao động từ  60.000 đến 70.000 đồng mỗi kg, chủ yếu xuất hiện những nhà hàng đặc sản.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo