xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giao ACV làm sân bay Long Thành: Cần đánh giá tác động của khoản vay 2,628 tỉ USD đến trần nợ công

Văn Duẩn

(NLĐO)- Một số đại biểu Quốc hội băn khoăn nếu giao dự án xây dựng sân bay Long Thành cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cho rằng cần đánh giá kỹ hơn về tác động của khoản vay 2,628 tỉ USD, mà ACV dự định vay để thực hiện dự án, đến trần nợ công.

Giao ACV làm sân bay Long Thành: Cần đánh giá tác động của khoản vay 2,628 tỉ USD đến trần nợ công - Ảnh 1.

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị cần đánh giá kỹ hơn về tác động của khoản vay (khoảng 2,628 tỉ USD) đến trần nợ công nếu giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm sân bay Long Thành

Thảo luận tại hội trường về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 sáng nay 12-11, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm đến đề xuất của Chính phủ, giao dự án này cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV).

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) bày tỏ sự ủng hộ việc giao cho ACV làm sân bay Long Thành, bởi theo ông nếu giao dự án cho các doanh nghiệp trong nước đủ điều kiện thì tương lai đất nước sẽ có công nghiệp hàng không và đây sẽ là đột phá tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới. "Tập đoàn Sun Group làm được sân bay Vân Đồn, tại sao ACV không làm được như Sun Group trong khi chúng ta có nguồn lực?"- ĐB Hồng nói.

Tuy nhiên, nhiều ĐB khác bày tỏ sự quan tâm đến khoản vốn mà ACV phải huy động để làm sân bay Long Thành. Cụ thể về phương án huy động vốn của ACV, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Quảng Trị, cho biết trong tổng số 4,194 tỉ USD vốn của ACV đầu tư vào dự án, dự kiến ACV phải đi vay khoảng 2,628 tỉ USD trên thị trường vốn quốc tế hoặc trong nước, giải ngân trong giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Đồng phân tích ACV là doanh nghiệp do nhà nước chi phối (chiếm 95,4% vốn chủ sở hữu), nên dù doanh nghiệp này huy động vốn dưới hình thức nào trên thị trường vốn quốc tế thì mặc nhiên Chính phủ Việt Nam, theo con mắt của nhà đầu tư quốc tế, dù không cấp bảo lãnh đối với khoản vay, vẫn phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính chủ yếu trong trường hợp ACV không trả được nợ vay.

Tuy nhiên, do tầm quan trọng quốc gia của dự án đầu tư, cũng như do vị thế và tiềm lực của ACV ở Việt Nam, khả năng vay thương mại nước ngoài của ACV (cụ thể là vay kỳ hạn 15 năm, ân hạn 5 năm, với lãi suất tầm 5 tới 5,5%/năm) là có tính khả thi.

Nhưng, điều quan ngại, theo ĐB Đồng, nằm ở chỗ do kỳ vọng sân bay Long Thành sớm trở thành cảng hàng không tầm khu vực, cạnh tranh được với các sân bay lớn khác đang đóng vai trò này, như Hồng Kông, Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok.. còn là "câu chuyện ở thì tương lai".

Bởi vậy, phương án tài chính trong báo cáo được tính toán dựa trên cơ sở dự kiến khả năng khai thác dự án khi đưa vào sử dụng, chứa đựng nhiều yếu tố bất định và rủi ro cho ACV. Măt khác nếu tiến độ thực hiện không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và kế hoạch hoàn vốn đầu tư, vì thế cần được xem xét kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn.

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) đề nghị cần đánh giá kỹ hơn cũng như tác động của khoản vay (khoảng 2,628 tỉ USD) đến trần nợ công. Lý do là trong tờ trình nêu ACV có năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn thu sẵn sàng từ 21 cảng hàng không, song đến nay chỉ có 8/21 cảng hàng không nội địa có thu đủ bù chi và có lãi, tức là vẫn phải bù lỗ, chưa thể góp vốn cho ACV trong tương lai gần. Chưa kể, trong báo cáo tiền khả thi vốn đầu tư cảng Long Thành là 16 tỉ USD, trong giai đoạn 1 là 4,79 tỉ USD, nhưng hiện chưa có khái toán là bao nhiêu.

"Với số vốn dự kiến gần 5 tỉ USD giai đoạn 1 thì có thể huy động các nguồn nhưng với 11 tỉ USD giai đoạn tiếp theo thì "khả năng huy động vốn thế nào?". Chưa kể về hiệu quả tài chính, liệu đã dựa trên các chi phí đầy đủ và nhất là so sánh với tổng mức đầu tư của hai sân bay đã nêu trên"- ĐB Thành nói.

Giao ACV làm sân bay Long Thành: Cần đánh giá tác động của khoản vay 2,628 tỉ USD đến trần nợ công - Ảnh 2.

ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu): ACV là doanh nghiệp cổ phần có 95% là vốn nhà nước. vậy trong quá trình triển khai có vấn đề thì có ảnh hưởng tới 95% vốn nhà nước không? có tăng nợ công không?

ĐB Tạ Văn Hạ (Bạc Liêu) cũng băn khoăn khi cho rằng ACV là doanh nghiệp cổ phần có 95% là vốn nhà nước. Hiện nay, ACV dự kiến vay 28 tỉ USD để thực hiện dự án, trong quá trình triển khai có vấn đề thì có ảnh hưởng tới 95% vốn nhà nước không? có tăng nợ công không?… Chúng ta phải xem xét kỹ"

ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Phó hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân, lại cho rằng lý do để giao cho ACV như đây là đơn vị có kinh nghiệm, có vốn, việc thực hiện không qua đấu thầu có thể tiết kiệm được thời gian triển khai sớm dự án là chưa thật thuyết phục. Vị ĐB đồng thời là chuyên gia kinh tế nhìn nhận việc chỉ định thầu cho ACV có thể rút ngắn được thời gian 1,5 năm nhưng trong toàn bộ quá trình đầu tư dự án chưa chắc đã rút ngắn được thời gian, vì đây là doanh nghiệp mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, nên tất cả các hạng mục triển khai đều phải đấu thầu, có thể làm chậm trễ dự án, trong khi tư nhân thì không phải đấu thầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo