xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đón làn sóng đầu tư mới

NHÓM PHÓNG VIÊN

Nhiều tỉnh, thành đặc biệt quan tâm cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận những thành tựu đáng kể trong thu hút đầu tư, đặc biệt là các dự án công nghệ cao và vốn nước ngoài.

Thu hút có chọn lọc

Năm 2024, Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút mới 57 dự án và điều chỉnh tăng vốn 30 dự án, với tổng số vốn khoảng 2,013 tỉ USD và 42.013 tỉ đồng (gấp 2,1 lần năm 2023).

Đến nay, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 698 dự án đầu tư trong nước, với tổng số vốn đăng ký hơn 411.770 tỉ đồng và 495 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký hơn 33.855 triệu USD. Trong số này có 5 dự án đầu tư nước ngoài (FDI).

Bình Dương thu hút hơn 74.000 doanh nghiệp (DN) trong nước với tổng số vốn đăng ký 812.000 tỉ đồng. Thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 cả nước (sau TP HCM), lũy kế đến ngày 31-12-2024 có 4.400 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký 42,5 tỉ USD, đến từ 65 quốc gia vùng lãnh thổ. Mới đây, Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 1,7 tỉ USD.

Năm 2024, thu hút đầu tư trong nước và đầu tư FDI của Đồng Nai tăng trưởng ngoạn mục. Về thu hút FDI, tỉnh tiếp tục duy trì tốp đầu cả nước với tổng vốn đầu tư đạt 1,45 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2023. Trong đó, 87 dự án cấp mới với tổng vốn đăng ký 735 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2023 về số dự án và trên 31% về vốn đăng ký cấp mới.

Tại TP HCM, trong năm 2024, vốn đầu tư FDI đạt 2,3 tỉ USD; có 1.285 dự án cấp mới giấy chứng nhận đầu tư, 198 dự án điều chỉnh vốn và 2.148 dự án có góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp.

Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, khẳng định địa phương luôn xem cộng đồng DN là nhân tố rất quan trọng, góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

"Chúng tôi cam kết luôn đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi nhất để DN gặt hái nhiều thành công trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Bình Dương" - ông Minh khẳng định.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đặc biệt quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và minh bạch cho các nhà đầu tư; công khai những chủ trương lớn về thu hút đầu tư như: việc thu hút đầu tư phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế bền vững trên địa bàn; thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào những tập đoàn kinh tế lớn, đến từ các nước có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; ưu tiên thu hút một số ngành có lợi thế của tỉnh như logistics, công nghiệp hỗ trợ về cơ khí chế tạo, du lịch... Đặc biệt, tỉnh không khuyến khích các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, thâm dụng lao động phổ thông, gây ô nhiễm môi trường.

Theo Ban Quản lý các KCN Đồng Nai, những dự án FDI đầu tư trong năm qua bảo đảm các tiêu chí về công nghệ tiên tiến; không có dự án thuộc danh mục ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng lao động; phù hợp chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh, tập trung vào một số ngành sản xuất như chất bán dẫn, linh kiện điện, điện tử; cơ khí chế tạo…

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp. Ảnh: THẢO NGUYỄN

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp. Ảnh: THẢO NGUYỄN

Báo cáo thường niên kinh tế TP HCM năm 2024 của Đại học Kinh tế TP HCM và Cục Thống kê thành phố vừa công bố nhận định năm 2025, nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho thành phố tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghệ cao và xanh hóa, thực hiện chuyển đổi kép gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Kinh tế thành phố trong năm nay được dự báo sẽ tiếp tục đà phục hồi nhờ sự tăng trưởng của ngành dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.

Đối với lĩnh vực đầu tư, kinh tế thành phố đang có thách thức là đầu tư của khu vực DN có xu hướng hồi phục khá chậm trong những năm sau dịch COVID-19. Để chuyển đổi và nâng cấp mô hình sản xuất trong ngành dịch vụ và công nghiệp theo hướng công nghệ cao, xanh hóa lại đòi hỏi rất nhiều vốn đầu tư…

Đa dạng phương thức xúc tiến đầu tư

Để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút dòng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài chảy vào TP HCM, bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC), cho biết thành phố sẽ chủ động tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư có mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm gắn với xây dựng tiêu chí thu hút đầu tư mới để lựa chọn, ưu tiên các dự án đầu tư phù hợp quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực. Đa dạng hóa các hoạt động và phương thức xúc tiến đầu tư, gắn kết chặt chẽ hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch một cách linh hoạt, phù hợp với yêu cầu và đặc thù của từng thị trường.

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM (SHTP) cho biết năm 2025 sẽ có 12 dự án tại đây khởi công, trong đó có 10 dự án trong nước và 2 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 1 tỉ USD. Thành phố đang tập trung thu hút đầu tư từ các quốc gia có công nghệ cao, công nghệ nguồn, đứng đầu các chuỗi cung ứng, là thành viên cùng tham gia các hiệp định thương mại tự do như Mỹ, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho hay tỉnh rất quan tâm các giải pháp đẩy mạnh thu hút những dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường thuộc 3 nhóm mũi nhọn là: công nghệ hàng không; công nghệ bán dẫn, sản xuất chip và trí tuệ nhân tạo (AI); thiết bị tự động hóa và thiết bị công nghệ thông tin.

Để thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, Đồng Nai quy hoạch Khu Công nghệ cao khoảng 500 ha và KCN Công nghệ thông tin 100 ha. Năm 2025, Đồng Nai tiếp tục quan tâm thu hút đầu tư có chọn lọc, chọn nhà đầu tư tốt nhất, kiểm soát dự án, ưu tiên các dự án thân thiện với môi trường, công nghệ sạch. 

Theo TS Hồ Hoàng Anh, Đại học Kinh tế TP HCM, gần đây một số ý kiến lo ngại tỉ trọng đóng góp của ngành công nghiệp vào tăng trưởng GRDP của TP HCM sụt giảm, tuy nhiên chưa hẳn là tín hiệu kém sáng, nếu công nghiệp chuyển hướng sang công nghệ cao, tỉ trọng đóng góp ít hơn nhưng đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho nền kinh tế.

Ưu tiên phát triển cụm liên kết ngành

Theo bà Cao Thị Phi Vân, TP HCM sẽ ưu tiên các tập đoàn đa quốc gia liên kết với DN trong nước hình thành và phát triển cụm liên kết ngành theo từng chuỗi giá trị.

Về dài hạn, sẽ thu hút đầu tư của các nước thuộc khối châu Mỹ, châu Âu, châu Á khác có thế mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, các dự án của các tập đoàn lớn đang có xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc về các nước Đông Nam Á. Các ngành định hướng thu hút là vi mạch bán dẫn, khoa học - công nghệ, năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn từ Mỹ. Phát triển hạ tầng giao thông, điện tử, công nghiệp chế tạo, năng lượng tái tạo, y tế kỹ thuật cao từ Nhật Bản. Kinh tế xanh, kinh tế số, công nghệ thông tin, năng lượng sạch và chuyển đổi năng lượng xanh, đổi mới sáng tạo, hạ tầng công nghiệp và đô thị từ Singapore…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo