xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng

Bài và ảnh: CA LINH

Để thực hiện vai trò là một đô thị trung tâm, tạo sức lan tỏa cho các địa phương khác trong vùng ĐBSCL thì Cần Thơ không có cách nào khác là phát triển tập trung cho công nghiệp trong thời gian tới

Theo báo cáo, 9 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) của TP Cần Thơ ước tăng 4,71% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng các khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm 90,35%, tỉ trọng khu vực nông nghiệp chiếm 9,65% trong cơ cấu GRDP.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 5,97% so cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,71% so cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách trên địa bàn chỉ 10.788 tỉ đồng, đạt 67,06% dự toán trung ương giao.

Thu ngân sách loanh quanh 10.000 tỉ đồng

Chính vì mức tổng thu ngân sách còn quá khiêm tốn nên trong buổi làm việc mới đây với Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng giai đoạn thu ngân sách dưới và đạt 10.000 tỉ đồng thì Cần Thơ phát triển rất nhanh nhưng sau đó lại loanh quanh ở con số 10.000 tỉ đồng, không bằng các thành phố trực thuộc trung ương khác như TP HCM, Hà Nội hay Hải Phòng.

Nguyên nhân thu ngân sách chững lại có thể do năng lực sản xuất mới chưa đột phá, Cần Thơ là đầu tàu của vùng nhưng chưa có tác động lan tỏa như mong muốn.

Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng - Ảnh 1.

Thời gian tới, TP Cần Thơ tập trung phát triển công nghiệp. Trong ảnh: KCN VSIP giai đoạn 1 vừa khởi động vào ngày 9-9-2023 với tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỉ đồng

Ông Lê Quang Mạnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ, lý giải: "Trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2003 đã tạo cú hích cho Cần Thơ phát triển mạnh mẽ từ kinh tế, y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ... Đồng thời, cùng với việc khánh thành cầu Cần Thơ vào năm 2010 nối mạch Quốc lộ 1A nên giao thương thuận tiện.

Trong 10 năm đầu từ sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, GRDP của Cần Thơ từ 12%-14%/năm". Với vai trò trung tâm chế biến của vùng ĐBSCL, Cần Thơ có hầu hết các nhà máy chế biến từ gạo, cá tra, tôm… và tự cân đối ngân sách rất sớm. Năm 2010 và 2011, thu ngân sách của Cần Thơ tương đương Đà Nẵng, Hải Phòng.

Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng - Ảnh 2.

TP Cần Thơ phát triển phải tạo được sức lan tỏa cho cả vùng

Tuy nhiên, từ sau khi suy thoái kinh tế năm 2012 đến nay, các dư địa truyền thống của Cần Thơ gần như khai thác hết. Trước đây, Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17-2-2005 của Bộ Chính trị định hướng Cần Thơ tập trung vào thương mại, dịch vụ thì địa phương đã thực hiện với việc lĩnh vực này chiếm hơn 60%, công nghiệp chiếm khoảng 30% trong GRDP. Tuy nhiên, việc duy trì tốc độ tăng trưởng thì chưa đạt được.

Giải quyết điểm nghẽn

Thấy được vai trò của Cần Thơ, trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng để thành phố phát triển và tạo sức lan tỏa cho cả vùng. Sau Nghị quyết 45-NQ/TW, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 5-8-2020 về xây dựng và phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo ông Lê Quang Mạnh, Nghị quyết 59 đã định hướng Cần Thơ phát triển trong giai đoạn mới là trở thành trung tâm công nghiệp và kinh tế của ĐBSCL, phát huy vai trò là trung tâm vùng có tác động lan tỏa.

Trong 8 nội dung cần trở thành trung tâm vùng thì Cần Thơ đã làm được là trung tâm về y tế, giáo dục, thương mại, du lịch, khoa học; còn vai trò trung tâm về logistics, công nghiệp và kinh tế thì chưa thực hiện được.

"Chính vì vậy, với Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, giao Cần Thơ với vai trò là một đô thị trung tâm lan tỏa cho các địa phương khác. Và không có cách nào khác là thành phố thông qua việc phát triển tập trung cho công nghiệp trong thời gian tới" - ông Lê Quang Mạnh khẳng định.

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 59 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 45 ngày 11-1-2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ cũng đưa ra rất đồng bộ các hệ thống giải pháp để giải quyết vướng mắc, khó khăn của Cần Thơ.

Trong nhiệm kỳ này, Đảng bộ thành phố cũng tập trung đột phá về hạ tầng để kết nối Cần Thơ với các địa phương trong vùng với sự hỗ trợ, ủng hộ rất quyết liệt từ trung ương. Cụ thể, TP Cần Thơ nhận được vốn hỗ trợ từ trung ương rất lớn, gấp 6 lần so với nhiệm kỳ trước.

"Thời gian qua, việc triển khai các nghị quyết của trung ương thì thành phố nỗ lực triển khai thực hiện nhưng so với yêu cầu thì kết quả còn khá chậm. Có một số việc gần như phải xin ý kiến các ban, ngành trung ương, nên quá trình kết hợp này còn một số ách tắc. Trong thời gian tới, Thành ủy sẽ quyết liệt trong chỉ đạo, đeo bám công việc với các bộ, ngành để cùng giải quyết" - ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, nhấn mạnh.

Liên quan vấn đề phát triển công nghiệp, Bí thư Thành ủy Cần Thơ thông tin thành phố đang có quy hoạch đến năm 2025 tập trung phát triển các khu công nghiệp (KCN) khoảng 2.500 ha. Vừa qua, KCN VSIP được giao hơn 900 ha, đang xúc tiến các nhà đầu tư lớn để làm khoảng 600 ha và một số cụm công nghiệp ở huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai 1.000 ha. Quy hoạch đến năm 2050 sắp trình Thủ tướng Chính phủ, TP Cần Thơ dành 7.000 ha cho lĩnh vực này.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho rằng nếu đến hết nhiệm kỳ, xúc tiến làm các KCN tốt thì tạo ra không gian, dư địa phát triển và năng lực sản xuất mới chứ không loay hoay như các hình thức hoạt động kinh tế hiện nay. Từ đó, tạo hiệu quả kinh tế lớn, giải quyết công ăn việc làm và đời sống người dân.

Tạo đột phá về thu ngân sách

Chuỗi dự án điện - khí lô B là dự án trọng điểm quốc gia, với tổng mức đầu tư khoảng 10,8 tỉ USD, trong đó hơn 6,6 tỉ USD cho dự án thượng nguồn, trung nguồn và khoảng 4,2 tỉ USD cho các dự án hạ nguồn. Đối với 4 dự án hạ nguồn tại Trung tâm Điện lực Ô Môn có tổng công suất thiết kế gần 4.000 MW thì mới xây dựng 1 nhà máy, còn 3 nhà máy chưa xây dựng.

Ông Lê Quang Mạnh cho rằng nếu 4 nhà máy này hoạt động thì mỗi nhà máy sẽ thu 19.000-20.000 tỉ đồng, cộng với các dự án của thành phố đang làm thì chỉ trong một nhiệm kỳ sẽ nhân đôi GRDP của Cần Thơ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng và khả năng đột phá về thu ngân sách của thành phố rất rõ ràng và khả thi.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng - Ảnh 5.
Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng - Ảnh 6.
Tạo sức lan tỏa cho đồng bằng - Ảnh 7.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo