xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đông Nam Bộ: Đầu tàu của ngành du lịch

Bài và ảnh: NGỌC GIANG

Tăng cường liên kết trong phát triển du lịch Đông Nam Bộ không chỉ thu hút khách đến với vùng mà còn là đòn bẩy đưa khách đến với các khu vực khác

Ngày 22-12, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) đã diễn ra hội nghị sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) năm 2023.

Lượng khách tăng cao

Dưới sự điều phối của tỉnh Bình Phước, trong năm 2023, việc triển khai thực hiện thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, du lịch vùng ĐNB đã phục hồi mạnh mẽ. Nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao đã hình thành, mang tính đặc thù, tạo hình ảnh và thương hiệu chung của vùng.

Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đánh giá cao du lịch của vùng ĐNB trong năm qua khi đã đón hơn 65 triệu lượt khách, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu đạt 180.566 tỉ đồng, tăng 22,13%.

"Kết quả trên đã chứng minh ĐNB là vùng du lịch trọng điểm của cả nước; cho thấy nỗ lực chung, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch cả nước" - ông Siêu nhìn nhận.

Đông Nam Bộ: Đầu tàu của ngành du lịch- Ảnh 1.

Múa trống Chhay-dăm, điệu múa dân gian độc đáo của người Khmer được tỉnh Tây Ninh giới thiệu trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng

Ông Lê Ngọc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh BR-VT, cho biết cùng với sự đồng lòng của các tỉnh, thành vùng ĐNB, du lịch BR-VT cũng như các địa phương đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của vùng. Tuy nhiên, việc liên kết, hợp tác trong vùng còn những khó khăn và hạn chế nhất định, chưa tạo ra được những sản phẩm liên kết hấp dẫn, khác biệt, tạo nên thương hiệu của vùng; sự liên kết trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá, truyền thông hiệu quả chưa cao.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cũng cho rằng nếu thực hiện tốt việc liên kết, phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành ĐNB sẽ giữ chân khách du lịch, tăng thời gian lưu trú và chi tiêu. Qua thống kê, trong giai đoạn 2020-2022, tổng lượng khách đến ĐNB đạt trên 73 triệu lượt với doanh thu hơn 260.000 tỉ đồng, trong đó có gần 3,1 triệu khách quốc tế.

"Điều đó chứng minh bên cạnh sự nỗ lực của từng địa phương, chương trình liên kết đã mang lại hiệu quả thực tế, góp phần phục hồi hoạt động du lịch và tăng trưởng kinh tế của đất nước" - ông Dũng nhấn mạnh.

Liên kết phát triển tour, tuyến

Có lợi thế lớn trong việc thu hút đông đảo khách du lịch, nhưng theo đánh giá của các địa phương thì doanh thu từ du lịch của vùng còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 26,9% tổng doanh thu du lịch của cả nước. Đây là bài toán mà vùng ĐNB cần tập trung giải quyết.

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành xác định nội vùng ĐNB phải lớn mạnh vững chắc rồi mở rộng ra các vùng kinh tế khác trên cả nước. Để đạt được mục tiêu trên, phải khai thác hiệu quả hơn sản phẩm đặc thù ở từng địa phương, đa dạng các loại hình du lịch, giúp doanh nghiệp du lịch mở rộng thị trường.

Kêu gọi liên kết phát triển du lịch, đại diện Sở Du lịch TP HCM đã giới thiệu các tour, tuyến đang triển khai tới các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, BR-VT; trong đó nhấn mạnh các tour trải nghiệm ẩm thực, hành trình tìm hiểu tín ngưỡng, các tour chữa lành kết hợp chăm sóc sức khỏe,...

Ông Lê Hoàng Sơn, Phó Giám đốc Saigontourist, cho biết doanh nghiệp có rất nhiều tour, tuyến kết nối vùng Đông Nam Bộ, trong đó có tour Côn Đảo, Vũng Tàu, Long Hải, Phước Hải, Hồ Tràm, Bình Châu, Hồ Cốc. Đơn vị cũng có lượng khách quốc tế ổn định theo mùa, có sức chi tiêu cao đi bằng đường thủy, từ đó thúc đẩy phát triển du lịch cho vùng.

Định hướng lượt khách đến với khu vực ĐNB, Vietravel triển khai một số sản phẩm liên vùng tại Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP HCM như: "Vũ điệu sóng biển", "Khám phá sông nước miệt vườn", "Màu xanh trên miền đất thép"; hay tour "Rủ nhau đi trốn bằng tàu lửa, về bằng buýt đường sông"…

Cần 1 bản đồ du lịch chung

Thỏa thuận liên kết hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2025 được lãnh đạo 6 tỉnh, thành ĐNB ký kết vào năm 2020. Các tỉnh, thành luân phiên chủ trì sơ kết thực hiện thỏa thuận theo từng năm. Năm 2023, BR-VT được giao nhiệm vụ chủ trì sơ kết vùng và là đơn vị điều phối trong năm 2024.

Để thực hiện hiệu quả thỏa thuận liên kết hợp tác trong năm 2024, đại diện tỉnh BR-VT cũng đề xuất một số giải pháp.

 Trong đó, tập trung khảo sát, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch, chương trình du lịch trở thành bản đồ du lịch chung cho toàn vùng; tăng cường trao đổi để thống nhất kiến nghị Trung ương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch vùng. 

Định danh gốm Biên Hòa

Ngày 22-12, UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học về bảo tồn, phát triển gốm Biên Hòa - Đồng Nai kết hợp khai thác, phát triển du lịch TP Biên Hòa, nhân kỷ niệm 325 năm hình thành và phát triển vùng đất từng là thủ phủ của phương Nam.

Ông Nguyễn Xuân Thanh, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa, cho biết hội thảo là dịp để nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển các giá trị đặc trưng của gốm Biên Hòa cũng như việc sáng tạo các sản phẩm du lịch gắn với các giá trị này; từ đó có chiến lược và định hướng liên kết phát triển du lịch Biên Hòa.

Gốm Biên Hòa là thương hiệu gốm Việt duy nhất được định danh trên trường quốc tế, với chất liệu men xanh đồng trổ bông đặc trưng.

Ng.Tuấn

Du lịch Bình Thuận xúc tiến thị trường Ấn Độ

Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM ngày 22-12 đã phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch Ấn Độ - các tỉnh ven biển Việt Nam, tại TP Phan Thiết.

Ông Pankaj Kumar, đại diện Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM, nhận định Bình Thuận có nền văn hóa đặc sắc, đầy sức sống và có một số tương đồng với Ấn Độ. Bên cạnh đó, tỉnh này còn có thế mạnh về biển, đảo, rừng, hồ, thác để có thể tổ chức đa dạng nhiều hoạt động ngoài trời.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số giải pháp để kết nối, thúc đẩy thị trường Ấn Độ như: xây dựng các hoạt động lồng ghép giữa văn hóa Ấn Độ và Việt Nam để vừa tạo cảm giác thân thuộc nhưng vẫn có nét mới để du khách tìm hiểu về đặc sản địa phương; phát triển thêm các loại hình du lịch dành cho đối tượng cặp đôi, gia đình; phát triển ẩm thực Ấn Độ tại địa phương...

C.Tỉnh

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo