xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng Tháp tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP

Thu Tâm

(NLĐO) – Năm 2024, Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Theo đó, mục tiêu trong năm là tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; góp phần nâng cao thu nhập của người dân, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững trên địa bàn tỉnh.

Đồng Tháp tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP- Ảnh 1.

Không gian trưng bày sản phẩm OCOP của Đồng Tháp tại Hà Nội

Một số chỉ tiêu chủ yếu là duy trì, củng cố nâng chất các sản phẩm đạt chứng nhận 3 - 5 sao OCOP; có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới; Hỗ trợ ít nhất 5 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao OCOP hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP Quốc gia; Phấn đấu có ít nhất 50% sản phẩm OCOP công nhận năm 2021 tham gia đánh giá, phân hạng lại năm 2024.

Phấn đấu mỗi huyện, thành phố hỗ trợ ít nhất 1 chủ thể OCOP mới là HTX tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; có ít 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tiếp tục phấn đấu mỗi huyện, thành phố thực hiện xây dựng tối thiểu 1 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định (tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực: lúa, cá tra, hoa kiểng, xoài, sen và các ngành hàng có tiềm năng: nhãn, quýt hồng, chăn nuôi vịt, heo, bò,...); ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

Duy trì, nâng chất các sản phẩm OCOP của các làng nghề đã được công nhận; phấn đấu mỗi huyện, thành phố có nghề truyền thống/làng nghề/làng nghề truyền thống đều có ít nhất 1 sản phẩm làng nghề (hoặc sản phẩm có nguồn nguyên liệu từ làng nghề) tham gia dự thi sản phẩm OCOP.

Phấn đấu tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 10%; duy trì ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, tăng thêm 6 chủ thể là nữ so với năm 2023.

Phấn đấu có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi,...) và có 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên môi trường trực tuyến.

Phấn đấu tham gia Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm gia ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Đồng Tháp.

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Tháp, những năm qua, Chương trình OCOP tiếp tục khơi dậy được tinh thần sản xuất của người dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQGXDNTM tại Đồng Tháp.

Trong năm 2023, địa phương đã thực hiện đạt và vượt một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: Có 139 sản phẩm mới được công nhận đạt sao OCOP (trong đó, 20 sản phẩm 4 sao; 119 sản phẩm 3 sao), bằng 278% so với chỉ tiêu Kế hoạch năm 2023 (có ít nhất 50 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao trở lên).

Có 66,35% sản phẩm OCOP công nhận OCOP năm 2020 tham gia đánh giá lại (so với Kế hoạch năm 2023 có ít nhất 50% sản phẩm OCOP công nhận OCOP năm 2020 tham gia đánh giá lại).

Có 41,14% chủ thể OCOP là nữ trên tổng chủ thể OCOP toàn tỉnh; trong đó năm 2023 có 46/103 chủ thể OCOP là nữ, tăng 26 chủ thể là nữ so với năm 2022 (so với Kế hoạch năm 2023 có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, tăng 6 chủ thể là nữ so với năm 2022).

Tại 5 điểm du lịch lớn của tỉnh (Vườn Quốc gia Tràm Chim; Khu di tích Xẻo Quít; Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng; Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc; Khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp) có quầy trưng bày, bán sản phẩm OCOP của tỉnh, góp phần quảng bá sản phẩm đặc trưng tỉnh đến du khách trong và ngoài nước, bằng 500% so với chỉ tiêu Kế hoạch năm 2023 (phấn đấu có 1 quầy giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP/điểm du lịch lớn của tỉnh).

Trong năm 2023, huyện Châu Thành đã cơ bản xây dựng được 1 chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định tại HTX nông sản hữu cơ An Phú Thuận. Mô hình đã góp phần nâng cao giá trị cho sản phẩm, đặc sản của địa phương (sản phẩm Nhãn Châu Thành đạt OCOP 3 sao) và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng thu nhập cho người dân. Đặc biệt, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giảm khí phát thải, giảm chi phí đầu vào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo