Khi chấm bài, các thầy cô không quan tâm tôi có theo barem hay không. Tôi vốn thích chứng minh mọi thứ bằng công thức toán, trong khi nhiều bạn khác lại thích vẽ hình (đa phần là nguệch ngoạc) cùng với vài câu giải thích bằng lời. Nhưng miễn là có lý, giải kiểu gì cũng có điểm. Khi làm thí nghiệm, tất cả những gì tôi cần làm là hoàn thành các bước được yêu cầu, ghi lại chính xác các thông số và cố gắng giải thích tại sao chúng lại như thế (“có lẽ do ma sát quá lớn hoặc sai số trong thiết bị đo lường” hay “mấy thằng bạn chạy qua làm bàn rung”).
Tác giả tham dự một hội thảo tại Việt Nam
Chưa bao giờ tôi bị phê “giải thích gì mà kỳ vậy” hay “học kiểu gì mà làm tùm lum tà la hết trơn”. Không có thứ gọi là “chuẩn”, mà chúng tôi được tham khảo từ sách, báo, tạp chí, Google, Wikipedia thoải mái.
Điều khiến tôi nhớ nhất có lẽ là một bài tập thiết kế cuối năm nhất đại học. Trong đó, chúng tôi được yêu cầu thiết kế một thiết bị giúp người già giặt giũ dễ dàng hơn. 99,99% nghĩ đến máy giặt với màn hình cảm ứng, điều khiển giọng nói, có gắn bánh xe… Nhưng có một bạn đã thiết kế một con bò ăn đồ bẩn và ị ra đồ sạch, vẫn được điểm tương đối cao. Không bao giờ có một cách giải hay một lời giải thích duy nhất.
Tóm lại, bài học lớn nhất tôi học được khi du học Anh là chỉ có bản thân tôi và bản thân bạn mới là người thầy tốt nhất cho mỗi chúng ta. Đừng sợ sai, đừng sợ làm không đúng cách. Trong mỗi bước đi của mình, bạn sẽ đều học được những điều mới mẻ.
Bình luận (0)