Nghề đan lát đệm bàng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Giờ đây, nhiều người dân quay lại gắn bó với nghề, sống được với nghề cha ông truyền lại.
Trong tác phẩm "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn viết năm 1776 đã ghi: "Xã Phò Trạch, huyện Hương Trà dệt lát làm chiếu Tục, gọi là chiếu đệm cũng đừng làm buồn, vì chiếu ấy cũng như chiếu Quảng Lãm xứ Kinh Bắc". Điều này cũng tương tự trong bộ sách "Lịch triều hiến chương loại chí" do Phan Huy Chú biên soạn trong 10 năm (1809 - 1819).
Nguyên liệu để làm vật liệu này là cây bàng, ở Nam Bộ gọi là cây cỏ bàng, thuộc họ cói, sống chủ yếu ở các vùng ven biển hay đầm phá. Cây bàng mà dân Phò Trạch sử dụng có nguồn gốc từ đầm nước ở các xã Phong Bình, Phong Hòa, Phong Hiền... của huyện Phong Điền, mọc tự nhiên trên những thảm thực vật nổi trên trằm (đầm) nước mà người dân gọi là dời.
Thu hoạch cỏ bàng.
Nụ cười người lao động
Tập trung lựa lọc cỏ bàng theo từng kích cỡ
Mỗi khi nắng lên cỏ bàng được rải đều trong nắng.
Cỏ bàng sau khi được phơi khô sẽ được giã cho mềm thành sợi để đan.
Những sản phẩm đã dần được hoàn thiện.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Sau khi hoàn thiện phần đan, các họa sĩ sẽ phối cảnh trên từng sản phẩm, tạo nên mẫu mã mới hợp lòng du khách.
Sản phẩm từ cỏ bàng
Du khách thích thú và tìm hiểu về cách đan lát cỏ bàng.
Bình luận (0)