Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên cần có một kế hoạch tổng thể, tổng quan về chiến lược phát triển du lịch, giữ du lịch và phát triển du lịch hồi phục trở lại.
Cầu Vàng (Đà Nẵng) - Ảnh: Vietravel
Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy ngành du lịch hồi phục, phát triển, nhất là Nghị quyết 128 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Nhưng giữa chính sách ban hành về du lịch với những chính sách khác về chống dịch, chính sách của chính quyền địa phương lại chưa thật sự đồng bộ. Do đó, cần chính sách đặc biệt hơn đối với ngành du lịch để giữ ngành này, không lãng phí tài nguyên du lịch và đặc biệt là giữ lực lượng lao động được đào tạo, có kỹ năng, thâm niên, kinh nghiệm.
Chính sách của nhà nước cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh mỗi nơi một kiểu; nếu không, các đơn vị kinh doanh du lịch không biết đường nào mà lần. Đồng thời chính sách phải nhanh, kịp thời để có thể hỗ trợ cho ngành như các chính sách về các gói hỗ trợ tài chính cần được tập trung đầu tư.
Nhiều ý kiến cho rằng du lịch Việt Nam đang mất cơ hội so với các nước khu vực. Điều này đã thấy rõ. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bị phụ thuộc rất nhiều vào định hướng chính sách cũng như định hướng, triển khai và quyết sách của Chính phủ. Đồng thời, du lịch cũng phục vụ nhu cầu của người dân, thông qua việc truyền thông, tuyên truyền cho họ hiểu để sống thích ứng với dịch trong bối cảnh bình thường mới và họ có thể đi du lịch bình thường được. Vì vậy, chúng ta phải giải quyết lại câu chuyện về nhận thức để từ đó có sự hiểu biết, chống dịch một cách khoa học, phù hợp với sự phát triển kinh tế, không làm cho nền kinh tế tụt hậu, cũng như giúp cho du lịch có thể hồi phục.
Bình luận (0)