xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển du lịch phải đi kèm với trách nhiệm

Lệ Trinh

Sự phát triển du lịch luôn đi kèm với những thách thức đối với môi trường tự nhiên và xã hội

Biến đổi khí hậu, rác, nước thải, ô nhiễm tiếng ồn, khai thác quá mức và bừa bãi tài nguyên du lịch... là nguyên nhân khiến du lịch phát triển thiếu bền vững.

Môi trường kêu cứu

Khi phát động hành trình đạp xe bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào năm 2013, thạc sĩ Phan Bửu Toàn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường CĐ Nghề Du lịch Sài Gòn, chia sẻ: Trong công việc giảng dạy bộ môn “Môi trường trong du lịch”, đồng thời hướng dẫn Khoa Du lịch lữ hành, tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu, trong đó có một tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà khi đọc, tôi bần thần. Một lời cảnh báo đáng giật mình: “Nếu nước biển dâng cao thêm 65 cm thì 12,5% diện tích đất tại ĐBSCL bị ngập, nếu mực nước dâng 75 cm thì diện tích bị ngập sẽ là 19% và nếu nước biển dâng 100 cm thì diện tích bị ngập sẽ lên đến 37,8%, tức hơn 1/3 các tỉnh ở ĐBSCL sẽ biến mất!”.

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc biển đang “liếm dần” vào những thửa ruộng; không dừng lại ở mùa nước nổi “chờ mãi không về” nơi ĐBSCL; không dừng lại ở 70%-80% lượng rác thải ra biển có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư... mà tình trạng khai thác quá mức và bừa bãi tài nguyên du lịch, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn… vẫn đang là thách thức lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Chúng ta có nhiều lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, ẩm thực nhưng lại khai thác chưa hợp lý, thiếu sáng tạo trong cách làm sản phẩm.


Du khách trải nghiệm nghề gác kèo ong tại điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nơi rừng U Minh Hạ (Cà Mau)

Du khách trải nghiệm nghề gác kèo ong tại điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nơi rừng U Minh Hạ (Cà Mau)

Tại sao lại là du lịch có trách nhiệm?

Du lịch có trách nhiệm giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội, môi trường, mang lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho cư dân địa phương và nâng cao sự phồn thịnh cho cộng đồng điểm đến du lịch. Tại diễn đàn Bộ trưởng ACMECS mở rộng về du lịch có trách nhiệm, phó giáo sư tiến sĩ Walter Jamieson, chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch thế giới - UNWTO, cho rằng: Khái niệm du lịch có trách nhiệm đã được chấp nhận rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Du lịch có trách nhiệm bảo đảm tất mọi người tham gia vào hoạt động du lịch đều được hưởng lợi; khách du lịch tận hưởng được nét đặc sắc của điểm đến; đóng góp tích cực vào việc bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta phải đo lường được lợi ích từ du lịch. Không chỉ về lượng khách quốc tế mà phải có những thống kê khác như: Bao nhiêu hộ nghèo hưởng lợi từ du lịch? Môi trường tự nhiên được bảo vệ như thế nào trước tác động của du lịch? Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa thấy nhiều sáng kiến để tạo cho du khách những trải nghiệm đặc biệt. Theo ông Masaru Takayama - chuyên gia Hiệp hội Du lịch châu Á Thái Bình Dương (PATA), cần có những hoạt động cụ thể hơn là nói về vỏ bọc của du lịch có trách nhiệm.

Thời gian qua, du lịch Việt Nam ưu tiên phát triển các loại hình du lịch gắn với phát triển bền vững, có trách nhiệm như du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng với sự hỗ trợ của dự án phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ; cùng nhiều cơ quan, tổ chức khác như Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha… Một trong những quan điểm quan trọng của Chiến lược và Quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường.

ACMECS cam kết phát triển du lịch có trách nhiệm

Diễn đàn Bộ trưởng ACMECS mở rộng về du lịch có trách nhiệm được tổ chức vào tháng 9 vừa qua với sự tham dự của bộ trưởng du lịch các nước thành viên (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam) nhằm mục đích trao đổi kinh nghiệm và đề ra các định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm. Buổi tọa đàm đã nhấn mạnh những mối đe dọa với môi trường và xã hội có thể phát sinh trong quá trình phát triển du lịch.

Các bộ trưởng đã nhất trí thông qua Tuyên bố Bộ trưởng ACMECS về du lịch có trách nhiệm nhằm tái khẳng định cam kết của ngành du lịch ACMECS với phát triển du lịch có trách nhiệm, bền vững, toàn diện và cân bằng; củng cố cơ chế chính sách du lịch có trách nhiệm, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với cộng đồng bản địa, bản sắc văn hóa, môi trường thiên nhiên đồng thời tối ưu hóa lợi ích xã hội và kinh tế cho cộng đồng địa phương; tạo điều kiện thích hợp cho việc khai thác có trách nhiệm các tài nguyên văn hóa và thiên nhiên để phát triển sản phẩm du lịch...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo