xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để dân kiệt quệ vì chạy lũ!

Duy Quốc

(NLĐO) - Bạn đọc cho rằng tại kỳ họp lần này, Quốc Hội cần chỉ đạo rà soát, loại bỏ hàng loạt dự án thủy điện tùy tiện xả lũ, gây lũ lụt ở miền Trung

Phải gồng mình chống chọi với hàng loạt các cơn bão, chưa kịp gượng dậy để ổn định cuộc sống thì những ngày qua, người dân miền Trung lại khốn đốn, điêu đứng vì thủy điện ồ ạt xả lũ...

Khủng khiếp

Việc 30 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ với lượng lớn khiến người dân vùng hạ du miền Trung trở tay không kịp. Chỉ riêng huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, hơn 4.000 hộ dân với khoảng 15.000 nhân khẩu phải di dời khẩn cấp. Toàn bộ hơn 1.000 căn nhà ở xã Hòa Châu, huyện Hòa vang bị ngập sâu trong nước, người dân không kịp dọn dẹp đồ đạc lên cao.
 
img
Hồ thủy điện An Khê - Ka Nát ở tỉnh Gia Lai bất ngờ xả lũ với lưu lượng lớn vào đầu tháng 10-2013
gây ngập lụt nặng nề Ảnh: Hoàng Thanh

Thiệt hại đối với người dân do nhân tai thủy điện là vô cùng lớn. “Bộ Công thương báo cáo cả nước còn 815 dự án thuỷ điện... Với số lượng thủy điện quá nhiều và với tình trạng tùy tiện xả lũ, có lẽ sau báo động về số người chết vì TNGT sẽ có báo động về số người chết vì nạn thủy điện xả lũ” – bạn đọc Lan Ngọc nói.

Hàng trăm bạn đọc đã gửi e mail lo ngại trước việc các thủy điện ồ ạt xả lũ gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Theo bạn đọc, hiệu quả thủy điện như thế nào các cơ quan chức năng có thể báo cáo được dựa trên các thông số đưa ra ở dự án nhưng hậu quả của nó thì khó có thể đo đếm được. Bạn đọc Thái Bình lập luận: “Các nhà nghiên cứu, cơ quan thẩm quyền hãy ngồi làm bài toán, xem thủy điện mang lại lợi ích cho ai, tác hại, thiệt hại cho người dân như thế nào? Không thể cứ nói chung chung cho xong chuyện,  cứ để lũ lụt dân cao gây thiệt hại cho người dân rồi đổ tiền ra cứu trợ là xong”.

Với việc xả lũ vừa qua, bạn đọc Hoàng Phố cho rằng đó chỉ mới là khởi đầu. Người dân miền Trung sẽ còn chịu nhiều trận lũ khủng khiếp sau này nếu không có biện pháp phù hợp. Xả lũ không khoa học người dân cỏn phải hứng chịu nhiều! Đó là chưa nói đất rừng lấy làm lòng hồ thì một nhưng phá rừng thì mười. Thiệt hại về tài nguyên rừng, về môi trường không kể xiết…

 Đừng vòng vo trách nhiệm

Điều đáng nói là các cơ quan chức năng đã không thẳng thắng khi cho rằng tình hình lũ lụt gây khốn đốn cho dân tình là do thiên tai chứ không phải do thủy điện, bởi các hồ thủy điện chưa tích đủ nước lấy đâu ra để xả lũ. Ông Đồng Văn Tự, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Công trình thủy lợi, từng khẳng định: “Các hồ chứa thủy điện ở khu vực Nam Trung Bộ đang thiếu nước, lượng nước tích trong hồ mới chỉ đạt 40%-60% dung tích; có nơi hồ chứa còn chưa tích đủ nước để xả”.
 
img
Dự án thủy điện Đá Đen (xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) - Ảnh: HỒNG ÁNH

Giải thích từ các cơ quan chức năng không thuyết phục được người dân. Bạn đọc Nguyễn Hoàng Khánh bày tỏ: “Trước tình hình "dầu sôi, lửa bỏng"của nhân dân miền Trung, nghe "cơ quan hữu trách của trung ương" cố sức bào chữa cho thủy điện, người dân cực kỳ khó chịu. Làm sao dân tin những điều giải thích như thế!”. Một bạn đọc khác thì nói: “Tôi cũng như hàng ngàn cử tri của Tây nguyên cảm nhận sự mất mát và đau lòng khi mà nhà cửa, tính mạng của người dân bị lũ cuốn trôi. Phải có người thẳng thắn nhận trách nhiệm về vấn đề này chứ?”.

Từ các thông tin phản ánh trên Báo Người Lao Động, dư luận rất muốn Bộ trưởng Bộ Công thương đăng đàn tại kỳ họp Quốc hội lần này để trả lời những vấn đề nóng nhất về thủy điện, về hiệu quả và hậu quả mà thủy điện gây ra đối với người dân. Đáng tiếc bộ trưởng đã kho6ngh được chọn đăng đàn...

Dẫu vậy, theo bạn đọc Thành Công, rất cần có sự giải thích rõ ràng, thẳng thắn về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương về con số gần 1.000 dự án thủy điện được quy hoạch, được đầu tư xây dựng ở một đất nước nhỏ bé; về tài nguyên rừng bị tàn phá để làm thủy điện’ về những hậu quả mà thủy điện gây ra cho người dân?...

Trong khi chờ đợi những vấn đề mà dư luận quan tâm, đông đảo bạn đọc đề nghị Quốc Hội cần có chỉ đạo rà soát, loại bỏ hàng loạt dự án thủy điện tùy tiện xả lũ, gây lũ lụt ở miền Trung.  “Cần phải nghiêm túc nghiên cứu và có giải pháp để giảm thiểu thiệt hại từ thủy điện. Để để người dân kiệt quệ vì chạy lũ và thiệt hại do lũ từ việc xả nước để cứu các đập thủy điện” - bạn đọc Dương Hào Thuận đúc kết.
 

Xả lũ dân lãnh đủ

Cảm ơn quý Báo Người Lao Động đã kịp thời cung cấp cho mọi người biết rõ thêm, tường tận hơn về "Nhân tai" thủy điện. Cứ theo mấy vị "ở trên" thì lũ xảy ra làm dân lãnh đủ là do ông trời chứ không phải đập thủy điện. Trước đây người dân miền Trung thương yêu có bị lũ lụt đi nữa cũng không tàn bạo như bây giờ tại sao? Câu trả lời đã có 1 phần ở trong bài báo. Chưa thấy lợi ích của làm thủy điện đóng góp cho dân cho nước trị giá được bao nhiêu mà cứ có mưa bão thì lũ chồng lũ gây tổn thất về nhân mạng, tài sản, nhà cửa, mùa màng công trình của dân và nhà nước…  Thử hỏi có đáng không? (bạn đọc Bao Công)

 Xin đừng đổ lỗi do… ông trời!

Ông nào cũng bảo vệ mình đúng! Đến khi lũ lụt nhấn chìm miền Trung, các ông đổ lỗi "ông trời"?! Đồng ý thiên tai là có thật nhưng việc phát triển thủy điện và phá rừng đã trực tiếp góp phần. Về thủy điện, tại sao khi thiết kế thủy điện lại không tính sức chứa nước của mùa hè và sức chức của mùa lũ? Mùa hè có bao nhiên nước về thủy điện thu hết, chỉ xả chút ít xuống hạ lưu dẫn đến thiếu nước, gây khó khăn cho bà con sản xuất nông nghiệp. Còn mùa lũ, hạ lưu thừa nước, thủy điện cũng thừa nước, thế là xả ồ ạt xuống… Còn về khai thác rừng, cứ cây to, gỗ tốt thì hạ sạch, còn gì giữ nước nữa! Tóm lại, lũ lụt miền Trung lớn và gây hậu quả nghiêm trọng như vậy, lỗi của thủy điện và phá rừng  không nhỏ chút nào! (bạn đọc Hai Dân)

Cần quy định cụ thể về xả lũ

Tôi là một người dân ở Miền Trung, thường xuyên theo dõi tình hình bão lũ trong những ngày vừa qua, thực sự rất đau lòng. Đồng ý là thiên tai thì mình không thể tránh được nhưng theo tôi, một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tình hình lũ lụt và thiệt hại rất lớn đó là việc đua nhau xả lũ, không thông báo kịp thời cho nhân dân biết. Nhà nước cần có quy định rõ ràng về việc xả lũ, điều tiết lũ như thế nào, ai làm sai thì xử lý nghiêm khắc, đừng để người dân phải khổ nữa. (bạn đọc Ngọc)

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo