xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa tác phẩm văn học - nghệ thuật đến với công chúng

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Chuyển đổi số được triển khai rộng khắp tại nhiều đơn vị, giúp đưa các tác phẩm văn học - nghệ thuật đến gần hơn với công chúng

Ngày 22-11, Liên hiệp Các hội Văn học - Nghệ thuật TP HCM đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Làm thế nào để những tác phẩm văn học - nghệ thuật đến được với công chúng?".

Cần có chế độ đặc thù về thuế

Trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật đều đau đáu với câu hỏi làm thế nào để những tác phẩm nghệ thuật thực sự là món ăn tinh thần hấp dẫn của công chúng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều loại hình giải trí khác?

PGS-TS Trần Luân Kim, Trưởng Ban Lý luận phê bình - Liên hiệp Các hội Văn học - Nghệ thuật TP HCM, nhìn nhận trong xu thế chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ và nền tảng mạng xã hội quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật đã và đang được đội ngũ văn nghệ sĩ phổ biến, giới thiệu đến công chúng.

Một cảnh trong vở cải lương “Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử” (tác giả: Phạm Văn Quý, chuyển thể: Võ Tử Uyên, đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ, Công ty TNHH Sự kiện Giải trí WE - Hoàng Hải Production thực hiện)

Một cảnh trong vở cải lương “Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử” (tác giả: Phạm Văn Quý, chuyển thể: Võ Tử Uyên, đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ, Công ty TNHH Sự kiện Giải trí WE - Hoàng Hải Production thực hiện)

Không còn bó hẹp qua các buổi biểu diễn, trưng bày, triển lãm… như trước đây, người dân hiện có thể dễ dàng tìm thấy những tác phẩm nghệ thuật trên các kênh mạng xã hội. Do vậy, điều quan trọng là nội dung tác phẩm phải hay, chất lượng cao, hấp dẫn người xem.

Gần đây, tại Quốc hội, đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế các hoạt động văn hóa từ 5% lên 10% đã khiến dư luận trong giới văn nghệ sĩ quan tâm. Đa số rất băn khoăn với việc tăng thuế này. Nhiều văn nghệ sĩ cho rằng có sự đánh đồng các hoạt động văn hóa - nghệ thuật chạy theo thị hiếu vì lợi nhuận với các hoạt động văn hóa - nghệ thuật giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thưởng thức lành mạnh.

Nhiều người trong cuộc cho rằng không thể nhìn diện mạo của văn học - nghệ thuật cả nước và so sánh với số ít ca sĩ ngôi sao, nghệ sĩ tên tuổi của sân khấu, người mẫu thời trang, bộ phim ăn khách có thu nhập cao. Hiện nay, đại bộ phận văn nghệ sĩ ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, văn học, thiết kế mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa… cùng các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực biểu diễn, xuất bản, sân khấu, điện ảnh, ca múa nhạc… đều đối mặt thực trạng vô cùng khó khăn về kinh tế. Bởi lẽ, các loại hình nghệ thuật đạt thẩm mỹ cao, thực hiện theo đúng tư tưởng lành mạnh luôn chịu chung số phận "kén khách".

Quảng bá những nét tinh hoa

Trong thời đại công nghệ số, việc ra mắt, vận hành website là hết sức quan trọng đối với đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp.

Các sân khấu như: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Nhà hát Kịch Sân khẩu nhỏ TP HCM, Nhà hát IDECAF, Sân khấu Kịch Hồng Vân, Sân khấu Kịch Thiên Đăng, Sân khấu Hồng Hạc, Sân khấu Hoàng Thái Thanh, Sân khấu Quốc Thảo, Sân khấu Nghệ thuật Trương Hùng Minh… đã đưa website vào hoạt động. Các đơn vị nghệ thuật sân khấu tại TP HCM đều hướng tới mục đích nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, quảng bá những nét tinh hoa, đặc sắc của nghệ thuật sân khấu.

Hầu hết các đơn vị nghệ thuật đã thực hiện hiệu quả việc bán vé trực tuyến với nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Không những vậy, nhiều đơn vị còn thông qua Fanpage của mình và nghệ sĩ nổi tiếng để tổ chức livestream tương tác với khán giả nhằm quảng bá tác phẩm, nói về vai diễn sắp hóa thân...

Các sân khấu kịch Thiên Đăng, Hoàng Thái Thanh, Thế Giới Trẻ, Hồng Vân, Quốc Thảo, Trương Hùng Minh… đã số hóa nhiều nội dung trong kho lưu trữ của hệ thống. Chỉ cần gõ nhan đề một vở diễn, khán giả sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin về tác phẩm lẫn nghệ sĩ tham gia.

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi số của sân khấu đang là yêu cầu tất yếu trên hành trình đi tìm khán giả. Thậm chí, thông qua các nền tảng mạng xã hội hiện nay, chính các nghệ sĩ còn đang đảm nhận nhiều vai trò, nhiệm vụ mới, với mục đích chung là đưa khán giả đến với sân khấu.

Ít ai nghĩ rằng trong vai trò Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, NSƯT Lê Diễn luôn tranh thủ livestream để khán giả dễ dàng nắm bắt thông tin về các hoạt động của nghệ thuật xiếc, nhất là qua các chuyến đưa nghệ sĩ TP HCM đến tranh tài tại các quốc gia. 

"Nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TP HCM, nhấn mạnh: "Để văn hóa - nghệ thuật phát triển, cần có cơ chế đặc thù cho đội ngũ sáng tạo nghệ thuật làm nghề theo đường lối, chủ trương của nhà nước".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo