xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dùng công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lê Tỉnh - Ngọc Quý

TP HCM đặt mục tiêu năm 2025 sẽ trở thành 1 trong 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử, kinh tế số chiếm 25% GRDP

Ngày 22-10, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP HCM phối hợp với Hội Tin học TP HCM (HCA) tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số (CĐS) TP HCM năm 2024 với chủ đề "Công nghệ số - Động lực tăng trưởng mới của TP HCM, kéo dài đến ngày 23-10.

Đưa hoạt động hành chính lên nền tảng số

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP HCM, Trưởng Ban tổ chức Tuần lễ CĐS TP HCM 2024, cho hay tăng trưởng kinh tế giai đoạn mới của thành phố dựa vào khoa học công nghệ, công nghệ số, kinh tế số (KTS). Nội dung chính trong tuần lễ lần này tập trung vào các vấn đề ứng dụng AI và an toàn thông tin (ATTT), khai thác dữ liệu hiệu quả thúc đẩy chính quyền số (CQS), KTS, xã hội số (XHS).

TP HCM xác định trong năm 2025 trở thành 1 trong 5 địa phương đứng đầu về chính phủ điện tử, KTS chiếm 25% GRDP. Đến năm 2030, thành phố sẽ hình thành nền tảng đầy đủ dữ liệu đô thị thông minh phục vụ phát triển CQS, KTS, XHS và dữ liệu sẽ được chia sẻ rộng rãi toàn xã hội. "Trong năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu đưa toàn bộ hoạt động hành chính của thành phố lên các nền tảng số, hướng đến mục tiêu toàn diện về CQS, thúc đẩy KTS và XHS" - ông Lâm Đình Thắng nhấn mạnh.

Trong khuôn khổ của chương trình Tuần lễ CĐS TP HCM 2024, tại hội thảo "Hạ tầng và ATTT thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)", TS Phạm Văn Hậu, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng ĐHQG TP HCM, đánh giá AI đã tác động rất lớn đến quá trình phát triển công nghệ số, hạ tầng và an ninh thông tin của Việt Nam, trong đó có TP HCM. AI đã giúp người dùng phát hiện và ngăn chặn những email chứa mã độc, tiết kiệm 50%-60% chi phí xây dựng phần mềm quản lý doanh nghiệp (DN), hỗ trợ các tổ chức xác định và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển KTS, CĐS của TP HCM.

Theo Trương Công Danh, chuyên gia công nghệ, thành phố đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ, bao gồm phát triển các trung tâm nghiên cứu, khởi nghiệp sáng tạo và các giải pháp quản trị đô thị thông minh. Đây là những động lực rất lớn để TP HCM có thể nâng cao chất lượng dịch vụ công, cải thiện trải nghiệm người dân, và tăng cường hiệu quả quản lý hành chính; giúp DN phát triển các sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận thị trường quốc tế dễ dàng.

Ki-ốt AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính, kể cả ngoài giờ làm việc Ảnh : Lê Tỉnh

Ki-ốt AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính, kể cả ngoài giờ làm việc Ảnh : Lê Tỉnh

Ưu tiên phát triển hạ tầng số

Theo Giám đốc Sở TT-TT TP HCM Lâm Đình Thắng, thành phố sẽ ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng số, nhằm tạo ra không gian phát triển mới, hạ tầng số phải được đầu tư, hiện đại hóa và thúc đẩy CĐS, phát triển KTS và XHS.

Ông Phạm Hồng Ngọc, Giám đốc Công ty CP Phát triển Công nghệ Hành chính ADDJ, đề xuất thành phố có thể sử dụng những giải pháp công nghệ có sẵn để thúc đẩy quá trình CĐS. Cụ thể, hiện nay đã có Ki-ốt (Kiosk) AI - quầy làm thủ tục hành chính - có ứng dụng AI mới nhất, cho phép người dân thực hiện thủ tục hành chính kể cả ngoài giờ hành chính, tại bất kỳ địa điểm nào có Ki-ốt AI. Ki-ốt AI ước tính có thể xử lý hơn 60 bộ hồ sơ, thủ tục như nhà đất, thuế... mỗi giờ và bảo đảm ATTT, hướng dẫn chi tiết, giải đáp thắc mắc, kết nối trực tiếp với cán bộ xử lý hồ sơ khi cần thiết. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thể quản lý từ xa, đồng bộ dữ liệu, nhận được báo cáo chi tiết liên quan đến khâu xử lý thủ tục, cho phép người dân đánh giá trải nghiệm, góp phần cải thiện dịch vụ và nâng dịch vụ hành chính công lên mức tốt nhất. "Một giải pháp khác TP HCM có thể nghiên cứu áp dụng như cây tư vấn AI, cung cấp cho người dân thông tin đầy đủ, chính xác về các thủ tục hành chính, quy trình, hồ sơ, thời gian xử lý văn bản pháp luật. Hệ thống AI sẽ tự động học và cập nhật thông tin mới nhất để người dân nắm thông tin... giúp tiết kiệm thời gian cho cơ quan quản lý" - ông Ngọc khuyến nghị. 

Xây dựng đơn vị quản lý dữ liệu riêng

Theo ông Nguyễn Hoàng Phúc, đại diện Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC, để bảo đảm ATTT trong quá trình CĐS, thành phố cần xây dựng một đơn vị quản lý dữ liệu, cùng với đó là quy định rõ trách nhiệm pháp lý để nâng cao năng lực bảo mật thông tin, tránh xảy ra tình trạng bị lộ, lọt hoặc bán dữ liệu. "Ngoài ra, thành phố cần tạo điều kiện cho người dân, DN dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Xây dựng các giải pháp mạng an ninh bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các cuộc tấn công mạng thông qua các công ty tư vấn công nghệ, giải pháp... Điều này sẽ nâng cao thêm năng lực giám sát, phát hiện mối đe dọa an ninh mạng" - ông Phúc kiến nghị.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo