xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dung hòa lợi ích

Hiếu Nghi

Vụ hơn 400 ha Thanh Long và nhiều nhà cửa ở xã Hàm Mỹ, Hàm Kiệm (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) bị ngập trong mấy ngày qua, đến nay vẫn chưa có cách giải quyết ổn thỏa. Thiệt hại đã quá rõ ràng, còn nguyên do thì… đổ cho trời mưa lớn.

Đồng ý là những ngày qua khu vực này có mưa lớn. Tuy vậy, vũ lượng cũng không bất thường hơn mọi năm. Người dân cho biết mọi năm mưa xong là nước rút, còn năm nay 3 ngày vẫn chưa rút hết, hư hỏng vườn cây, nhà cửa. Họ nói thẳng nguyên nhân là do con đường ĐT 719B mới làm qua khu vực như con đê làm nước không thoát được. Còn chủ đầu tư con đường trên là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Thuận thì lý giải con đường làm đúng quy định, cống thoát đầy đủ.

Khoảng hơn một năm trước, khu vực gần đó, tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua huyện Hàm Tân) vừa khánh thành không bao lâu thì bị ngập nặng sau cơn mưa lớn. Chủ đầu tư đường cao tốc không giải thích gì nhiều, nhanh chóng tìm phương án lưu thông xe cộ và thực hiện các giải pháp thoát nước. Đây là cách tiếp cận vấn đề cần phải học hỏi, bởi nó giải quyết được quyền lợi của các bên liên quan và bảo quản được công trình đang sử dụng.

Câu chuyện ngập ở huyện Hàm Thuận Nam cũng thế. Dù có giải thích thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là bảo vệ tài sản của người dân và giữ an toàn cho tuyến đường ĐT 719B - vốn cũng là tài sản của người dân. Đổ lỗi do mưa hay cho bất cứ ai trong lúc này không có ý nghĩa và cũng không tạo được động lực sửa chữa những sai lầm, nếu có. Tác động của vụ ngập trên không dừng lại ở hơn 400 ha thanh long, mà nó cho thấy những tác động bất lợi của thời tiết đang uy hiếp cả vùng sản xuất nơi đây. Lượng mưa hiện giờ chưa lớn và các hồ thủy lợi vẫn chưa đầy để xả lũ. Khi áp lực nước dâng ở khu vực này, các yếu tố bất lợi cộng lại thì thiệt hại khó đo đếm được.

Ứng phó với thiên tai là một phần quan trọng trong cuộc sống, nhất là khi nước ta có nền nông nghiệp từ lâu đời và ở sát biển. Những công trình dân sinh hay phát triển kinh tế đều phải được khởi xướng trong tầm nhìn toàn cục, chuẩn bị đầy đủ dữ liệu về dân cư, sản xuất, thời tiết và cả cảm xúc của người dân…

Dân số tăng nhanh, các chương trình kinh tế - xã hội cũng phải phát triển vượt bậc và xung đột với thiên nhiên là không tránh khỏi. Chỉ lưu ý rằng trong sự xung đột này thì thiệt hại lớn nhất vẫn là con người. Trước đây chúng ta có các công trình ngăn sông, chắn đê, phá rừng canh tác…, sau thì dung hòa hơn là thiết lập các công trình thủy lợi, khơi thông dòng chảy của sông ngòi, kênh mương. Còn nay quan điểm được thừa nhận nhất vẫn là thuận thiên. Chúng ta phải dựa theo thiên nhiên để phát triển; gìn giữ, bảo vệ những gì thiên nhiên ban cho để mang lại lợi ích dung hòa nhất.

Bài học sống cùng thiên nhiên có ở khắp nơi, từ những việc nhỏ nhất như trồng một cái cây phải giữ lại thảm cỏ cho đến các công trình vĩ đại như xây cả thành phố dưới mặt nước biển mà không cần đê bao… Thiếu tầm nhìn hoặc cưỡng bức thiên nhiên thường mang lại hậu quả khó lường. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo