xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dứt khoát không để thiếu điện!

THÙY LINH

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài; đồng thời nghiên cứu giá điện phù hợp, sát thị trường

Sáng 19-10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chuẩn bị từ sớm, từ xa

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết theo tính toán cứ tăng trưởng kinh tế 1%, thì nhu cầu điện tăng 1,5%. Năm 2024, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7%, năm 2025 và những năm sau phấn đấu có mức tăng trưởng cao hơn và theo đó nhu cầu năng lượng điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cũng tăng theo, nhu cầu điện tăng ít nhất 10%.

Thủ tướng nhấn mạnh bài học trong năm 2023, mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt về bảo đảm điện, song Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (DN) thực hiện còn chưa quyết liệt nên xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ tại một số thời điểm, một số nơi. Đặc biệt, việc thiếu điện xảy ra trong khi về tổng thể nguồn điện không thiếu mà do công tác chỉ đạo điều hành còn hạn chế. Từ bài học trên, Thủ tướng yêu cầu phải chuẩn bị từ sớm, từ xa để đáp ứng đủ năng lượng nền kinh tế.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 9 tháng năm 2024, EVN bảo đảm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, với tổng số điện sản xuất và nhập khẩu đạt 232,8 tỉ KWh, tăng gần 11%; điện thương phẩm đạt hơn 208 tỉ KWh, tăng hơn 11%. EVN đang tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng giao để bảo đảm cung cấp đủ điện các tháng cuối năm 2024, với điện sản xuất và nhập khẩu đạt hơn 77 tỉ KWh; điện thương phẩm ước đạt 67,7% tỉ KWh.

Thủ tướng nêu rõ, đến thời điểm này và cả năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11%-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giải ngân 17 tỉ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện. Ảnh: NHẬT BẮC

Thủ tướng chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về tình hình triển khai các dự án quan trọng để bảo đảm cung ứng đủ điện. Ảnh: NHẬT BẮC

Về năm 2025, với nhu cầu điện dự báo tăng khoảng 12%-13%, cần tăng thêm từ khoảng 2.200-2.500 MW công suất. Cho rằng "đây không phải là vấn đề lớn", Thủ tướng quán triệt: Dứt khoát không được để thiếu điện cho năm 2025 bằng các giải pháp cụ thể!

Với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro ở khu vực miền Bắc trong cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến. Về lâu dài, tốc độ nhu cầu điện tăng từ 12%-15%, để bảo đảm nguồn điện trong giai đoạn từ 2026-2030, các bộ, ngành phải chủ động bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất, tiêu dùng.

Nghiên cứu giá điện phù hợp

EVN đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Tập đoàn này cũng đang triển khai các thủ tục liên quan để thực hiện các dự án nguồn điện mới trong Quy hoạch điện VIII, như Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, thủy điện Tuyên Quang mở rộng, các thủy điện Sê San 3, 4 mở rộng, dự án điện gió ngoài khơi Bắc Bộ.

Về lưới điện, ngoài dự án đường dây 500 KV mạch 3, EVN đang đôn đốc triển khai các dự án lưới điện trọng điểm gồm dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào và các dự án giải tỏa thủy điện Tây Bắc, đấu nối nguồn điện khí.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đề xuất cùng với tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án hiện có, cần bổ sung các dự án nguồn điện, lưới điện mới, tăng nguồn cung điện để chủ động hơn, bảo đảm cung ứng đủ điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định số: 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn; sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng xem xét ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà. Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đủ nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống; trong đó đẩy mạnh khai thác than nội địa với kế hoạch dài hạn, đồng thời nghiên cứu việc nhập khẩu than từ Lào, giảm nhập khẩu từ các nguồn khác.

Người đứng đầu Chính phủ cũng chỉ đạo các biện pháp nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc, các đường dây tải điện từ Lào và Trung Quốc về phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, trong đó đường dây 500 KV Lào Cai - Vĩnh Yên phải hoàn thành trong thời hạn 6 tháng, đường dây 220 KV Nậm Sum - Nông Cống phải hoàn thành trong năm 2024.

Không để lãng phí vốn đầu tư

Chiều 19-10, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Công Thương và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án điện năng lượng tái tạo.

Chủ trì hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cho biết thời gian vừa qua, một số dự án để xảy ra vi phạm và cơ quan Thanh tra Chính phủ đã thanh tra, ra kết luận. Một số dự án đã vận hành, đang đóng góp tích cực vào năng lượng quốc gia; còn lại một số dự án do bị vướng thanh tra nên vẫn chưa vận hành được.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khẳng định, sai phạm ở các dự án vẫn phải xem xét theo quy định. Song, cần nghiên cứu để đưa các nguồn lực này vào vận hành, không thể để lãng phí vốn đầu tư. Chính vì vậy, hội nghị là cơ hội để các bộ, ngành, địa phương trao đổi, thảo luận để tìm hướng tháo gỡ. Những nội dung trao đổi, thảo luận tại hội nghị sẽ được tập hợp để trình Thủ tướng Chính phủ có hướng giải quyết.

K.Nam

Đặc biệt, các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật; cập nhật Quy hoạch điện VIII, trong đó tăng cường phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế xin - cho, cải cách hành chính, giảm chi phí đầu vào, giảm giá điện.

Người đứng đầu Chính phủ cũng quán triệt các bộ, ngành phải xây dựng các kịch bản để chủ động có giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện, không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào; tiếp tục đa dạng hóa nguồn điện gồm thủy điện, nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân; nghiên cứu giá điện phù hợp, căn cứ tình hình, điều kiện đất nước, sát thị trường, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "hài hòa lợi ích nhà nước, người dân, DN". n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo