xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tôi suýt mất vợ vì kẹt phà

Bình Minh

(CPN)- Dù chuyện đã xảy ra 18 năm qua nhưng cứ mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn chạnh lòng. Chẳng biết bây giờ nhà vợ đã thấy mình làm khó con rể hay chưa. Nếu thương hoa tiếc ngọc trong ngày gả con gái nên chảnh một chút thì cũng nên nghĩ cho bên đàng trai.

Cứ mỗi lần đến mùa cưới tôi lại nhớ cái kỷ niệm trễ phà Rạch Miễu của mình và cảm giác run rẩy trước nhà gái như mới xảy ra vào ngày hôm qua. Tôi tự trào cái buổi lên bờ xuống ruộng hôm ấy là: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi đi rước nàng…”. Lần đó nếu tự ái cao đạt đỉnh chắc tôi đã từ hôn rồi.

 Một đám cưới ở quê. (Ảnh có tính minh họa)

Một đám cưới ở quê. (Ảnh có tính minh họa)

Tôi quen với nàng qua một người chị bà con khi em lên đây học may ở nhà người quen tại một tiệm may trên đường Tân Định. Mái tóc xõa ngang lưng, nụ cười lúm đồng tiền và cách nói chuyện với nét duyên quê đã hút hồn cái thằng tôi hồi nào không hay. Tôi càng chấm hơn vì em là con gái miền Tây, nhà em chắc sẽ hào sảng, ít "thủ tục", rộng cửa đón một thằng "con trai" vui vẻ, công việc ổn định, gia đình tử tế, không vướng gì đến tứ đổ tường như tôi. Ngoài ra, lễ lộc tết nhất gì có chạy về “nhà ngoại” thăm nom cũng gần, không như mấy ông cậu và mấy thằng bạn học cùng lớp, đến tết nhất phải khăn gói xơ mướp tàu xe về tận miền Trung, miền Bắc ăn tết với gia đình vợ vì “cả năm mới có một lần”. Vui hay buồn miễn bàn nhé.

Đám hỏi diễn ra suông sẻ. Nhà tôi khá hài lòng vì con mắt chọn vợ của tôi, con dâu công dung ngôn hạnh đầy đủ, nhà gái vui vẻ dễ chịu và nề nếp. Tôi nghe mà sướng rơn trong bụng. Chỉ chờ ngày đón nàng về dinh. Nhưng rồi trục trặc lại xảy ra ở ngày đón dâu. Dù ngày đó tôi đã thuê xe xịn đi từ 3 giờ sáng để xuống Bến Tre cho kịp giờ rước dâu ấy thế mà cái phà thì chẳng chiều lòng người. Chả biết ngày đó có vụ gì mà kẹt phà ghê gớm.

Chờ khoảng 1 giờ đoàn xe rước dâu mới được sang phà. Sốt ruột nhưng không đem theo thuốc má tôi lên tăng xông, làm mệt suốt. Đến được nhà gái thì đã muộn giờ rước dâu 1 giờ. Nhà gái mặt ủ mày chau dù chàng rể tôi đây cố giải thích. Lại thêm má tôi bị mệt không thể vào nói chuyện phải nhờ ông bác tôi đến thưa chuyện cũng bị nhà gái bắt bẻ.

Thương vợ của mình chắc cũng lo lắng không kém, tôi xin gia đình của mình xuống nước nhỏ để cho êm chuyện, gì thì cũng sắp là người một nhà. May mắn là bên họ nhà gái cũng có mấy ông cậu thông cảm, nói giúp một tiếng nên sau đó tôi được rước dâu dù không khí có phần căng thẳng.

Chuyện đã xảy ra 18 năm qua nhưng cứ mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn chạnh lòng. Chẳng biết bây giờ nhà vợ tôi đã thấy mình làm khó con rể hay chưa và có chút gì áy náy. Nếu thương hoa tiếc ngọc trong ngày gả con gái nên chảnh một chút thì cũng nên nghĩ cho bên đàng trai cũng đang xót con mướt mồ hôi, xuống nước (mà đó không phải là lỗi của nhà trai).

Ngày đó, tôi vẫn nghĩ gia đình vợ nghĩ gia đình tôi ở thế không thể lui được nữa nên làm giá, cố tình bắt bí. Cho đến giờ tôi vẫn thắc mắc về điều đó nhưng không dám hỏi vì dù sao chuyện cũng đã qua. Nhưng hạnh phúc đâu nằm chỉ nằm vỏn vẹn trong ngày cả hai chính thức làm vợ chồng mà mọi người lại làm quá như vậy. Như một chị bạn của tôi cách đây 15 năm cũng khốn đốn vì má chồng muốn tất cả đồ của cô dâu như váy cưới, áo cưới, mền, áo gối, va ly …đều phải đỏ mới may mắn. Thời đó đâu dễ kiếm tất cả đồng bộ đỏ như bây giờ, chị phải ngược xuôi, ra tận quận 5 sắm sửa cho vui lòng với sự vẽ vời của hai bên. Rồi thì 8 năm sau cả hai vợ chồng chia tay nhau trong cay đắng, uất hận.

Chuyện lên đôi đèn phải đúng giờ, các thứ lễ vật và người đi rước-đưa dâu phải đủ đôi, chọn màu đỏ cho may mắn…tất cả đều là mong cho đôi vợ chồng mới được sống với nhau hạnh phúc, viên mãn. Thế nhưng nếu có gì trục trặc ngoài ý muốn cũng nên chín bỏ làm mười cho cả hai họ đều vui vẻ, thân mật. Còn cuộc sống của hai vợ chồng về sau là do cả 2 phải tự vun vén, bồi đắp nào có phải là do thầy coi ngày giờ và lễ lạt quyết định. Có ai dám chắc rằng thực hiện đúng các nghi thức hủ tục theo xưa thì sống đời với nhau đâu. Cũng chỉ là có kiêng có lành thôi mà. Vậy sao không đơn giản bớt cho đời thanh thản?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo