xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Gia đình có bốn chị em gái" giải thiêng quy luật "tứ nữ bất bần"

Yến Anh

(NLĐO)- Tiểu thuyết "Gia đình có bốn chị em gái" ẩn chứa nhiều bí ẩn đầy bi kịch, vô tình "giải thiêng" quy luật "tứ nữ bất bần" mà dân gian đúc kết từ xưa

Buổi tọa đàm tiểu thuyết "Gia đình có bốn chị em gái" của nhà văn Phạm Thị Bích Thủy đã được NXB Hội Nhà văn tổ chức chiều 24-10 tại Hà Nội với sự tham gia của các diễn giả tên tuổi như nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, PGS-TS Phạm Xuân Thạch, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam, nhà phê bình Văn Chinh, nhà phê bình Bùi Việt Thắng, nhà văn Yên Ba, nhà văn Di Li…

"Gia đình có bốn chị em gái" giải thiêng quy luật "tứ nữ bất bần"- Ảnh 1.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn, đánh giá tiểu thuyết là tác phẩm rất nên đọc

Cái tên thoạt nghe bình thường, "thùy mị", nhưng "Gia đình có bốn chị em gái" lại ẩn chứa nhiều bí ẩn đầy bi kịch. Các bi kịch không thuộc về phạm trù ái tình như các bộ phim truyền hình dài tập. Câu chuyện dần được "lái" sang theo một hướng hoàn toàn khác, vô tình "giải thiêng" quy luật "tứ nữ bất bần" mà dân gian đúc kết từ xưa. Phạm Thị Bích Thủy đã trình hiện từng bước, từng bước quá trình bi kịch hóa câu chuyện của một gia đình vốn đã vô cùng tốt đẹp - từ cái tên của mỗi thành viên.

Nhưng thông điệp quan trọng nhất mà tác giả muốn gửi gắm trong cuốn tiểu thuyết nặng ký của mình (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) là sự bất bình đẳng cơ hội vì văn hóa thân tộc, một người làm quan cả họ được nhờ.

Những vị trí việc làm tốt đẹp dần rơi vào tay những chân rết trong cùng một gia tộc và sự lũng đoạn giống như một tổ mối, ăn mòn cả xã hội. Đây là một vấn nạn mà báo chí đã nhắc đến nhiều. Tuy nhiên, hệ lụy của nó thế nào thì lần đầu tiên được một cuốn tiểu thuyết đề cập tới theo cách vô cùng sâu sắc và châm biếm.

"Gia đình có bốn chị em gái" giống như một mô hình kinh tế xã hội thu nhỏ. Ở đó có những kẻ thành công dễ dàng nhờ dựa vào mánh lới để tham nhũng thông qua việc "lấp đầy" con cháu và những người thân cận trong gia đình, dòng họ vào cơ quan công quyền. Từ đó nắm giữ quyền lực mà vơ vét và kết nối với những kẻ "Gatsby Việt", tạo ra mô hình cộng sinh độc quyền Sân trước - Sân giữa - Sân sau để bòn rút của cải xã hội làm giàu cho dòng họ mình. 

"Gia đình có bốn chị em gái" giải thiêng quy luật "tứ nữ bất bần"- Ảnh 2.

"Gia đình có bốn chị em gái" ẩn chứa nhiều bí ẩn đầy bi kịch, vô tình "giải thiêng" quy luật "tứ nữ bất bần" mà dân gian đúc kết từ xưa

Xã hội được vận hành theo mô hình những tộc đoàn mối đã và đang cướp đi cơ hội được làm việc, được cống hiến và thụ hưởng quyền được sống liêm chính của con người, sản sinh ra một tầng lớp "thua thiệt" không bởi vì thất học hay trí tuệ kém cỏi mà bởi vì không có "quan hệ".

Nhà văn Ma Văn Kháng nhận xét: "Tác phẩm có những trang viết thực sự cảm động. Có sức nặng của tâm tư, cảm xúc và trí tuệ được viết bằng một nhiệt hứng vừa sôi nổi vừa sâu lắng. Hiển nhiên, quá trình nảy sinh ý tưởng, hình thành hình tượng, tạo dựng lớp lang, cấu trúc, ngôn ngữ là một cơn say mê thăng đồng đầy khắc khoải."

"Gia đình có bốn chị em gái" giải thiêng quy luật "tứ nữ bất bần"- Ảnh 3.

Các diễn giả thảo luận về tác phẩm

PGS-TS Phạm Xuân Thạch gọi "Gia đình có bốn chị em gái" là "Anh em nhà Karamazov V4.0. phiên bản Việt Nam". Người ta sẽ tìm thấy ở đây mọi vấn đề căn cốt của xã hội Việt Nam đương đại từ sự tan rã của đại gia đình đến nạn tham nhũng nhưng được lý giải từ bản chất của con người và văn hoá được coi là truyền thống."

Còn nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam cho rằng "Gia đình có bốn chị em gái" là cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã vượt lên sự quan tâm số phận cá nhân, để đặt mình vào sự quan tâm đến số phận cộng đồng và xã hội dân sự trong sự phát triển liên tục của nó.

Nhà văn Phạm Thị Bích Thủy sinh năm 1964, tốt nghiệp MBA, PUT Mỹ-Malaysia, cử nhân văn chương và tiếng Nga, Đại học Ghecsen Leningrad (Saint Petersburg), Liên xô cũ ( Liên bang Nga), cử nhân tiếng Anh, Đại học Sư phạm Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Từng đoạt giải nhì Cuộc thi viết truyện ngắn 2016-2017 (không có giải nhất) do quỹ Nhà văn Lê Lựu tổ chức, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Các tác phẩm đã xuất bản: Tập truyện ngắn " Chạy trốn" (2013), Tiểu thuyết "Đồi cát bay" "2014", Tiểu thuyết "Tiếng sáo lạc" (2015), Tiểu thuyết "Đáy giếng" (2015), Tập truyện ngắn "Zero" (2017), Tiểu thuyết "Gia đình có bốn chị em gái" (2024)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo