tăng tới 1,2 triệu đồng/lượng so với hôm trước. Mức giá này cao hơn vàng thế giới tới 13,3 triệu đồng/lượng, giãn rộng so với những ngày trước.
Đáng chú ý, giá vàng SJC đã tăng 2 ngày liên tục sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ bán được 3.400 lượng vàng trong phiên đấu thầu sáng 23-4 với giá 81,3 triệu đồng/lượng.
Để tăng cung cho thị trường, NHNN dự kiến tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng thứ 3 vào sáng nay, 25-4. Khối lượng đấu thầu vẫn là 16.800 lượng vàng miếng, tỉ lệ đặt cọc 10%. Khối lượng đấu thầu tối thiểu của một thành viên vẫn giữ ở mức 1.400 lượng và tối đa là 2.000 lượng. Riêng giá tham chiếu để tính giá đặt cọc chưa được NHNN công bố.
Vì sao giá vàng SJC tăng mạnh bất chấp NHNN đã chính thức tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng? Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo một số ngân hàng và công ty vàng cho biết cần phải quan sát thị trường thêm vài ngày mới có thể đưa ra nhận định, vì tới thời điểm này mới có 1 phiên đấu thầu thành công nhưng có tới 13.400 lượng vàng không được đặt mua.
Lãnh đạo một công ty vàng nói những đơn vị tham gia đấu thầu có thể nhằm bù đắp trạng thái vàng miếng đang bị âm đã bán ra trước đó, trong khi những thành viên khác thấy giá của NHNN đưa ra còn cao so với biến động của giá thế giới nên chưa vội đặt mua.
Trong khi đó, chuyên gia vàng Trần Duy Phương cho rằng việc quy định mỗi thành viên phải đấu thầu tối thiểu 1.400 lượng vàng miếng là con số không nhỏ trong bối cảnh quy mô thị trường và giao dịch mỗi ngày chỉ vài trăm lượng như hiện tại. Nếu đấu thầu xong mà không tính toán kỹ hoặc giá vàng thế giới lao dốc mạnh, đơn vị trúng thầu rất dễ thua lỗ.
"Vàng đấu thầu cũng có độ trễ nhất định chứ không tác động ngay đến cung cầu vàng trên thị trường, như giai đoạn năm 2013, phải sau một thời gian sau đấu thầu, giá vàng SJC mới hạ nhiệt. Với quy mô thị trường vàng miếng hiện nay, chỉ khoảng 10.000 - 15.000 lượng là có thể hạ nhiệt giá vàng" - ông Phương nêu quan điểm.
Cũng liên quan đến thị trường vàng, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì diễn ra ngày 24-4, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết chênh lệch giá trong nước và thế giới xuất hiện gần đây chủ yếu với vàng miếng SJC, trong khi giá vàng nhẫn trơn biến động cùng chiều với thế giới.
Tuy nhiên, do vàng không phải là mặt hàng bình ổn nên cơ quan quản lý chủ yếu can thiệp xử lý chênh lệch về giá. "Thời gian tới, NHNN tiếp tục theo sát thị trường, xử lý tình trạng chênh này" - ông Hà nói.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu NHNN thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải bảo đảm cung cầu, giá hợp lý.
Đồng thời phải nghiên cứu, đề xuất các giải pháp lâu dài như sửa Nghị định 24/2012 về quản lý mặt hàng vàng, vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước vừa đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân.
"Tất cả phải vì lợi ích chung, lợi ích của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống tình trạng thổi giá, chống lợi ích nhóm, hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp" - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Bình luận (0)